Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

ĐỀ: TRÌNH BÀY CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT ÔNG HAI TRONG TRUYỆN NGẮN “LÀNG” CỦA NHÀ VĂN KIM LÂN


Nhà tôi be bé bên triền đê

MỞ BÀI

(Cách 1)   
Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Kim Lân được biết qua những truyện ngắn viết về hình ảnh người nông dân và bức tranh sinh hoạt ở làng quê. Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã khắc họa chân thật hình ảnh người nông dân trong buổi đầu đến với Cách mạng. Họ không phải là những người suốt đời chỉ quẩn quanh với mảnh vườn, cam chịu cuộc sống bế tắc và bi thảm mà là những người nông dân đi tản cư kháng chiến có tình yêu làng gắn chặt với tình yêu Cách mạng, đất nước. Nhân vật ông Hai trong tác phẩm là một bằng chứng…

(Cách 2)  
Với sự am hiểu tinh tường về người nông dân và tấm lòng nhân hậu của một cây bút vốn là con đẻ của đồng ruộng, Kim Lân đã được nhiều bạn đọc biết đến qua những truyện ngắn đặc sắc viết về cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt ở thôn quê. Truyện ngắn “Làng” của ông được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp là một bằng chứng.

Qua việc khắc họa nhân vật ông Hai, tác giả nhằm ca ngợi tình cảm yêu mến làng xóm, quê hương gắn chặt với tình yêu Cách mạng, đất nước của những người nông dân đi tản cư kháng chiến.

(Cách 3)
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”…
(Đỗ Trung Quân)

Trong trái tim mỗi người luôn có một khoảng riêng cho quê hương, tình cảm dạt dào cháy bỏng với quê hương luôn có sức sống mãnh liệt bền bỉ. Đặc biệt trong hoàn cảnh gian khó nguy hiểm tình cảm ấy càng tỏa sáng rạng ngời. Với ngòi bút sắc sản chân thật, tâm hồn đồng cảm sâu sắc nhiều nhà văn hiện đại đã khắc họa thành công hình ảnh những con người có tình cảm yêu quê da diết. Thành công hơn cả là nhà văn Kim Lân vớ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng - một lão nông nghèo luôn nặng lòng với quê hương, đất nước. Lật lại từng trang sách, ta nghẹn ngào xúc động buồn vui với nhân vật và càng thấu hiểu được vẻ đẹp ẩn chứa trong bức tranh nội tâm nhân vật.

Nơi cây rơm là tài sản của gia đình

THÂN BÀI

CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT ÔNG HAI

Truyện ngắn “Làng” khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người Việt Nam thời kỳ kháng chiến: tình cảm yêu quê hương, đất nước. Đây là tình cảm mang tính công đồng. Nhưng thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lý chung ấy trong sự thể hiện cụ thể, sinh động ở một con người. Cụ thể là nhân vật ông Hai.

Dõi theo đoạn trích, ta thấy ở nhân vật ông Hai tình yêu làng thống nhất, hòa quyện với tình cảm yêu mến, thủy chung với cuộc Cách mạng của dân tộc, đối với đất nước.

 - Dù đã đi tản cư, ông vẫn luôn nghĩ về cái làng của mình, vận muốn quay trở về làng để “được cùng anh em đắp đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá”. Bản thân ông luôn tự hào làng của mình là làng kháng chiến, những người dân trong làng từ già đến trẻ đều là những người có tinh thần quả cảm và bất khuất…


 - Chính lòng yêu nước đã làm cho ông cảm thấy vui mừng, tự hào về tinh thần dũng cảm cũng như thành tích chiến đấu của đồng bào dân tộc mà ông theo dõi được trên báo chí hàng ngày: “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên…”

 - Quá đỗi hãnh diện về truyền thống anh hùng của làng và lòng yêu nước sâu sắc vốn có của mình, ông Hai đã quá bàng hoàng, sửng sốt, đau đớn trước cái tin làng chợ Dầu: “Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi”. Thế là bao nhiêu niềm kiêu hãnh về truyền thống bất khuất của mảnh đất “chôn nhau cắt rốn”, bao nhiêu mơ ước được quay về làng bỗng hoàn toàn sụp đổ… Ông đau khổ như vừ lạc vào một bùng bóng tối dày đặc. Là người dân của làng chợ Dầu, ông Hai cảm thấy mình có tội nhục nhã xiết bao: “nước mắt ông giàn ra”. Đó là những giọt nước mắt căm hờn, khổ đau, tủi nhục của một người con sắt son, chung thủy với cuộc cách mạng… Trước kia, ông yêu làng là thế, bây giờ mới chớm nghĩ trở về, ông đã lập tức phản đối ngay: “Về làm gì cái làng ấy nữa, chúng nó theo Tây cả rồi! Về tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ”. Cao quý biết bao những lời lẽ ấy của ông Hai! Đã thế, ông còn nguyền rủa đối với những ai có tư tưởng bán nước hạ mình: “Chúng bay ăn cơm hay ăn cái giống gì vào mồm mà làm việt gian bán nước để nhục nhã thế này?

-  Đến lúc bị mụ chủ nhà đuổi khéo về làng, ông Hai lại càng khổ sở và đớn đau hơn nữa, lòng căm thù cái làng việt gian ấy bỗng trỗi dậy ở đáy lòng ông: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi, thì phải thù”. Bao nhiêu khát khao trở về làng, ông đành nén lại mà tìm về nẻo chánh: “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”

-  Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, ta thấy rõ ở ông tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông, cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.

-  Càng buồn tủi bao nhiêu, ông Hai lại càng trở nên tươi vui, rạng rỡ hẳn lên khi nghe tin cải chính về làng Dầu của mình. Ông vui mừng đến lịm người và đi thông báo cho cả xóm biết… Đồng thời lấy ngay việc Tây đốt nhà mình là một bằng chứng có giá trị hùng hồn và đầy sức thuyết phục nhất: “Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn… Láo, láo hết, toàn là sai mục đích cả”. Thanh minh cho tin đồn bậy đó, chắc hẳn lòng ông thanh thản biết bao. Người nông dân đáng cảm phục ấy chấp nhận hy sinh tất cả chứ không chịu khuất phục, thân thiện với giặc. Họ sẵn sàng hy sinh của cải và tính mạng mình vì Tổ quốc. Điều đó đã trở thành truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay của dân tộc ta.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHÂN VẬT

-  Hình ảnh ông Hai có thể được xem là gạch nối giữa người nông dân trong quá khứ và người nông dân đang làm chủ cuộc đời mới. Họ vẫn giữ trong tâm hồn mình những tình cảm tốt đẹp đối với làng quê, ruộng vườn, con trâu, cái cày… nhưng tâm hồn họ khỏe khoắn, lành mạnh chứ không sống cam  chịu, bất lực. Chính họ, những người nông dân yêu nước ấy đã góp phần không nhỏ vào những kỳ tích oai hùng, những thắng lợi rực rỡ trong cuộc trường chinh giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

-  Tuy vậy xét cho cùng, hình ảnh của nhân vật ông Hai sẽ không bao giờ có thể lưu lại bền lâu trong lòng độc gả, nếu như nhà văn không tạo nên được một hình thức biểu hiện đạt sắc nét. Bằng tác phẩm “Làng”, Kim Lân đã thể hiện một nghệ thuật viết truyện ngắn bậc thầy. Trước hết, tác giả đã sáng tạo một tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn để từ đó khai thác nội tâm của nhân vật. Cách thắt nút tự nhiên ấy có tác dụng làm nổi bật giá trị tư tưởng của tác phẩm. Mọi tâm trạng vui buồn, sướng khổ của ông đều bắt nguồn từ tình huống ấy. Ở truyện ngắn này, Kim Lân đã chứng tỏ khả năng phát hiện và diễn tả tâm lý nhân vật khá sắc sảo. Đặc biệt tài miêu tả nội tâm ông Hai. Lúc thì tác giả diễn tả tâm lý qua những biểu hiện bề ngoài như cử chỉ, nét mặt, lời nói…; lúc thì tác giả miêu tả trực tiếp những ý nghĩ sâu kín trong nội tâm nhân vật. Góp phần vào thành công của truyện ngắn “Làng” ta còn phải kể đến nét đặc sắc của ngôn ngữ, tiêu biểu là ngôn ngữ nhân vật. Kim Lân vốn rất am hiểu và gần gũi với những nhân vật quần chúng của mình, nhà văn đã để họ được nói năng, suy nghĩ, hành động một cách hết sức tự nhiên mà bộc lộ được tâm lý, cá tính sinh động. Ngôn ngữ của ông Hai - cả trong những lời đối thoại và độc thoại - đều tỏ ra lời ăn tiếng nói, cách nghĩ của một ôn lão nông dân vốn gắn bó tha thiết với làng quê và rất thành tâm với cách mạng, với kháng chiến. Đây là tấm lòng thủy chung với kháng chiến được bộc bạch qua những lời tâm sự của ông với đứa con và cũng là lời tự nhủ: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai…”

Và các mảng tường loang lổ vết thương bom đạn

KẾT BÀI

(Cách 1)
Qua việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ; bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc, cách sử dụng ngôn ngữ nhân vật điển hình…, tác phẩm đã khắc họa cụ thể sinh động nhân vật ông Hai có tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nuớc để từ đó tác giả nhằm ca ngợi tình cảm và tinh thần kháng chiến của những người nông dân phải rời làng tản cư trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đọc truyện, ai trong chúng ta lại chẳng thấy yêu mến, tự hào về lớp cha ông đi trước… Với nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”, nhà văn Kim Lân đã góp thêm một bằng chứng về tinh thần yêu nước và tình yêu quê hương xứ sở của người dân Việt Nam.

(Cách 2)
Có thể nói linh hồn của truyện ngắn “Làng” là nhân vật ông Hai. Kim Lân đã đưa vào văn học một hình tượng sống động, một vẻ đẹp riêng về người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, những con người bình thường mà tình yêu làng, yêu nước được khơi dậy và hoàn thiện để ngày càng đẹp đẽ.

Với sự hiểu biết sâu sắc về người nông dân và cuộc sống nông thôn, với tấm lòng yêu mến họ cùng một nghệ thuật viết truyện ngắn bậc thầy, truyện ngắn “Làng” đã góp phần đưa Kim Lân trở thành một trong những nhà văn “viết không nhiều nhưng được mọi người yêu mến rất nhiều ở nước ta.
  Sự thật về việc quảng cáo ưu tiên quyền tuyển sinh vào đại học RMIT của Dai IChi Life VN và du học Hoa Kỳ

Charles.Hieu
“Phân tích riêng cho con, Minh Phúc”
 Sự thật về việc quảng cáo ưu tiên quyền tuyển sinh vào đại học RMIT của Dai IChi Life VN và du học Hoa Kỳ

“Ôi ! Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng
Ôi ! Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông”
(“Sao chiến thắng” - Chế Lan Viên)
 Sự thật về việc quảng cáo ưu tiên quyền tuyển sinh vào đại học RMIT của Dai IChi Life VN và du học Hoa Kỳ 
“Ai quên cho được mái tranh nâu
Luống đất, bờ ao với nhịp cầu
Mồ mả ông bà chôn giữa đất
Tình người, tình đất cảm thông nhau”
(Kiên Giang)
 Sự thật về việc quảng cáo ưu tiên quyền tuyển sinh vào đại học RMIT của Dai IChi Life VN và du học Hoa Kỳ

1 nhận xét: