Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

BẢO HIỂM NHÂN THỌ


Ngồi tranh luận với hai bà mẹ bỉm sữa về việc bây giờ có nên bỏ tiền mua bảo hiểm nhân thọ hay gởi vào ngân hàng cho chắc, rồi thêm cả 2 chú chồng nghiện bia và thằng ku đang ngồi chào bán bảo hiểm... riết một hồi mình cũng gần trở thành "chiên gia" luôn. Với cả rổ thương hiệu BHNT lớn nhỏ, đủ loại quốc tịch đổ bộ vào như: Bảo Việt, Prudential, Manulife, AIA, Ace Life, Prévoir, Dai-ichi, Cathay Life, Great Eastern, Hanwha, Cardif, Fubon Life, Generali, Aviva, Sun Life, Phú Hưng... thì lựa được ra thương hiệu nào đáng tin cậy hơn để xuống vốn đầu tư chắc chỉ do các miệng "khéo léo" của tư vấn viên thôi.


VẬY BẢO HIỂM NHÂN THỌ LÀ GÌ ?!

Các thương hiệu BHNT tại thị trường Việt Nam nhà mình

Bảo hiểm nhân thọ là sự cam kết giữa công ty bảo hiểm với người tham gia bảo hiểm mà trong đó công ty bảo hiểm có trách nhiệm trả số tiền bảo hiểm (số tiền bảo hiểm) cho người tham gia khi người tham gia có những sự kiện đã định trước, chẳng hạn như: chết, thương tật toàn bộ vĩnh viễn, hết hạn hợp đồng, sống đến một thời hạn nhất định. Còn người tham gia Bảo hiểm có trách nhiệm nộp phí Bảo hiểm đầy đủ và đúng thời hạn.

Như vậy Bảo hiểm nhân thọ đươc hiểu như một sự bảo đảm "một hình thức tiết kiệm" và mang tính chất tương hỗ. Mỗi người mua hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ (thường gọi là người được BH) sẽ định kỳ trả những khoản tiền nhỏ ( gọi là phí BH) trong một thời gian dài đã thoả thuận trước (gọi là thời hạn BH) vào một quỹ lớn do công ty BH quản lý, và công ty BH có trách nhiệm trả một số tiền lớn đã định trước (gọi là số tiền bảo hiểm) cho người được bảo hiểm khi người được Bảo hiểm đạt đến một độ tuổi nhất định, khi kết thúc thời hạn Bảo hiểm hay khi có một sự kiện xảy ra ( người được Bảo hiểm kết hôn hoặc vào đại học hoặc nghỉ hưu... ) hoặc cho thân nhân và gia đình người được Bảo hiểm nếu không may họ chết sớm hơn.

Số tiền lớn trả cho thân nhân và gia đình người có hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ khi không may họ chết sớm ngay khi họ mới tiết kiệm được một khoản tiền rất nhỏ sẽ giúp những người còn sống chi trả những khoản phải chi tiêu rất lớn như tiền thuốc thang, bác sỹ, tiền ma chay, khoản tiền cần thiết cho những người còn sống, chi phí giáo giục cho con cái nuôi dưỡng cho chúng nên người. Chính vì vậy Bảo hiểm nhân thọ được coi là một hình thức bảo đảm và mang tính chất tương hỗ, chia sẻ rủi ro giữa một số đông người với một số ít người trong số họ phải gánh chịu. Với tính chất như một hình thức tiết kiệm, hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ giúp cho mỗi người, mỗi gia đình có một kế hoạch tài chính dài hạn thực hiện tiết kiệm thường xuyên có kế hoạch.

Với xã hội như một hình thức Bảo hiểm, Bảo hiểm nhân thọ góp phần xoá bỏ những đói nghèo, khó khăn của mỗi gia đình khi không may người trụ cột trong gia đình mất đi. Như một hình thức tiết kiệm, việc triển khai Bảo hiểm nhân thọ là một hình thức tập trung nguồn vốn tiết kiệm dài hạn trong nhân dân, góp phần tạo nên nguồn vốn đầu tư dài hạn trong nền kinh tế.


CÓ BAO NHIÊU LOẠI BẢO HIỂM NHÂN THỌ ?!

BHNT như cái nia che ta khi hữu sự, lủng lỗ chỗ nhưng có còn hay hơn không

Theo Charles.Hieu, thì các công ty BHNT có thiết kế bao nhiêu mô hình khác nhau hay tùy vào điều kiện trong mỗi thời điểm nhất định thì vẫn phải theo đúng Luật Kinh doanh Bảo hiểm được Quốc hội thông qua ngày 9/2/2000 nhằm bảo vệ người tham gia bảo hiểm, đảm bảo sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh giữa các DNBH và bảo đảm sự ổn định, phát triển cho ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế.

1. Bảo hiểm trọn đời
- Bảo hiểm trọn đời không chia lãi
- Bảo hiểm trọn đời có chia lãi
- Bảo hiểm trọn đời chi phí thấp

ĐỀ: TRÌNH BÀY CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT MÃ GIÁM SINH TRONG ĐOẠN TRÍCH “MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU” CỦA NGUYỄN DU



Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh.
Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh”
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thao cũng gần”.
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ lao xao,
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,
Buồng trong mối đã giụ nàng kíp ra.
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà,
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!
Ngại ngùng dợn gió e sương,
Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.
Mối càng vén tóc bắt tay,
Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.
Đắn đo cân sắc cân tài,
Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ.
Mặn nồng một vẻ một ưa,
Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu.
Rằng: “Mua ngọc đến Lam Kiều,
Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”
Mối rằng: “Giá đáng nghìn vàng,
Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!”
Cò kè bớt một thêm hai,
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.


MỞ BÀI
“Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăm năm lại càng say lòn người”.
(“Kính gửi cụ Nguyễn Du” - Tố Hữu)

Ra đời hơn hai trăm năm nhưng cho đến bây giờ và muôn đời sau, “Truyện Kiều” vẫn là “món ăn tinh thần” không thể thiếu được đối với con người Việt Nam, vẫn là một tác phẩm bất hủ, vẫn làm “say lòng người”, gắn bó với cuộc sống của mọi thế hệ. Một trong những yếu tố làm cho tác phẩm ấy đi sâu vào lòng người là bởi tiếng nói khẳng định yêu thương và bênh vực giá trị của con người thông qua việc tố cáo xã hội phong kiến mục nát đương thời đầy rẫy những kẻ “bán thịt buôn người” và nhất là thế lực đồng tiền đã ngự trị tất cả. “Mã Giám Sinh mua Kiều” là một trong những đoạn tiêu biểu.

Đoạn trích không chỉ khiến chúng ta xốn xang rơi lệ cho tâm trạng của Kiều trước bi kịch gia đình và bi kịch tình yêu “trâm gãy bình tan” mà còn khiến cho ta căm giận trước hình ảnh một kẻ bất nhân trơ tráo như Mã Giám Sinh.

THÂN BÀI

 1. Giới thiệu vị trí của đoạn trích

Bị thằng bán tơ vu oan, cha và em trai bị tra khảo, tài sản gia đình bị bọn sai nha “sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”. Trước cảnh gia biến, Kiều đã quyết định: “Liều đem tấc cỏ quyết đền ba xuân”. Đây là một trong những đoạn thơ thành công về nghệ thuật tả người của thiên tài Nguyễn Du - đặc biệt là nhân vật phản diện, tiêu biểu là Mã Giám Sinh.

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

ĐỀ: TRÌNH BÀY CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT ÔNG HAI TRONG TRUYỆN NGẮN “LÀNG” CỦA NHÀ VĂN KIM LÂN


Nhà tôi be bé bên triền đê

MỞ BÀI

(Cách 1)   
Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Kim Lân được biết qua những truyện ngắn viết về hình ảnh người nông dân và bức tranh sinh hoạt ở làng quê. Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã khắc họa chân thật hình ảnh người nông dân trong buổi đầu đến với Cách mạng. Họ không phải là những người suốt đời chỉ quẩn quanh với mảnh vườn, cam chịu cuộc sống bế tắc và bi thảm mà là những người nông dân đi tản cư kháng chiến có tình yêu làng gắn chặt với tình yêu Cách mạng, đất nước. Nhân vật ông Hai trong tác phẩm là một bằng chứng…

(Cách 2)  
Với sự am hiểu tinh tường về người nông dân và tấm lòng nhân hậu của một cây bút vốn là con đẻ của đồng ruộng, Kim Lân đã được nhiều bạn đọc biết đến qua những truyện ngắn đặc sắc viết về cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt ở thôn quê. Truyện ngắn “Làng” của ông được viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp là một bằng chứng.

Qua việc khắc họa nhân vật ông Hai, tác giả nhằm ca ngợi tình cảm yêu mến làng xóm, quê hương gắn chặt với tình yêu Cách mạng, đất nước của những người nông dân đi tản cư kháng chiến.

(Cách 3)
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”…
(Đỗ Trung Quân)

Trong trái tim mỗi người luôn có một khoảng riêng cho quê hương, tình cảm dạt dào cháy bỏng với quê hương luôn có sức sống mãnh liệt bền bỉ. Đặc biệt trong hoàn cảnh gian khó nguy hiểm tình cảm ấy càng tỏa sáng rạng ngời. Với ngòi bút sắc sản chân thật, tâm hồn đồng cảm sâu sắc nhiều nhà văn hiện đại đã khắc họa thành công hình ảnh những con người có tình cảm yêu quê da diết. Thành công hơn cả là nhà văn Kim Lân vớ nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng - một lão nông nghèo luôn nặng lòng với quê hương, đất nước. Lật lại từng trang sách, ta nghẹn ngào xúc động buồn vui với nhân vật và càng thấu hiểu được vẻ đẹp ẩn chứa trong bức tranh nội tâm nhân vật.

Nơi cây rơm là tài sản của gia đình

THÂN BÀI

CẢM NHẬN VỀ NHÂN VẬT ÔNG HAI

Truyện ngắn “Làng” khai thác một tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người Việt Nam thời kỳ kháng chiến: tình cảm yêu quê hương, đất nước. Đây là tình cảm mang tính công đồng. Nhưng thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lý chung ấy trong sự thể hiện cụ thể, sinh động ở một con người. Cụ thể là nhân vật ông Hai.

Dõi theo đoạn trích, ta thấy ở nhân vật ông Hai tình yêu làng thống nhất, hòa quyện với tình cảm yêu mến, thủy chung với cuộc Cách mạng của dân tộc, đối với đất nước.

 - Dù đã đi tản cư, ông vẫn luôn nghĩ về cái làng của mình, vận muốn quay trở về làng để “được cùng anh em đắp đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá”. Bản thân ông luôn tự hào làng của mình là làng kháng chiến, những người dân trong làng từ già đến trẻ đều là những người có tinh thần quả cảm và bất khuất…

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

GỬI NGƯỜI MONG TRĂNG CHẾT


Anh chỉ là chú gấu bông khờ khạo...

Thơ mong trăng chết mau mau
sao thơ không sợ đời sau thất tình
trăng còn phải sống hiển linh
một mình mình biết rằng mình thanh cao

Trần gian lắm kẻ lao xao
ai tâng bốc ai ồn ào mặc ai
xếp hàng thứ tự một hai
đứng canh suốt giấc thức dài của trăng

BÀI THƠ CHO KẺ YÊU TRĂNG



Cô đơn khi đời vắng em...

Sao em lâu chết vậy trăng
chết mau đi để thơ văn ăn mừng
chết cho trời đất ở chung
chết cho cây cỏ giăng mùng ái ân

Chết cho ai được ở trần
nửa đêm đứng khóc giữa sân nhà người
chết cho ai sống niềm vui
cho đời nay ngủ với người đời xưa

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

TÔI LÀ NGƯỜI NHÀ QUÊ



Vắng khách, đám phụ bán xách ghế ngồi hai hàng đối diện nhau dọc hành lang. Mấy chục cặp mắt tập trung vào một cô gái ăn mặc hơi thô kệch. Chúng chỉ chỏ, rồi cười hô hố: “chắc ở quê mới lên?” Đang há miệng hết cỡ, cả bọn bỗng im bặt khi An lên tiếng: “tụi con chê thiên hạ quê, vậy tụi con ở đâu ra?”. Vân Sađéc nhìn Thùy Phan Thiết, Dũng Quảng Nam liếc Ngân Cần Thơ, những cái tên gắn liền với một địa phương xa lơ chợt nhận ra: “Ờ nhỉ, tại sao nói người khác quê, khi trong tên mỗi đứa đều có một miền quê”.

Chợ nằm giữa trung tâm thành phố, so về diện tích chưa chắc lớn hơn những ngôi chợ khác. Nhưng bề dày lịch sử và sự phong phú ngành hàng thì hơn hẳn. Chủ nhân các sạp có tính cách cha truyền, con nối. Có những sạp, chủ đã là thế hệ thứ ba, thứ tư. Tuy nhiên, lực lượng đông nhất, hùng hậu nhất lại là đám phụ bán. Nếu tính theo số lượng sạp, thì con số này phải ngót nghét cả ngàn. Đó mới chỉ tính mỗi sạp thuê hai người, vì có sạp người phụ bán tới bốn, năm. Chủ sạp phần lớn là dân Sài Gòn gốc. Nhưng đám phụ bán, đố đứa nào đưa ra được cái CMND ghi nguyên quán TP HCM. Đó là những người trẻ, tuổi từ 18 đến 25, quê quán trải dài từ Huế tới Cà Mau. Tuy khác nhau về vùng, miền, tiếng nói, nhưng kịch bản thâm nhập chợ dường như chỉ có một bàn tay đạo diễn. Thoạt tiên, đứa nào cũng giống nhau, cũng quê từ dáng điệu, quần áo, tóc tai và đặc biệt là giọng nói. Cái âm cứng của miền Trung hay tiếng đả đớt chính hiệu miền Tây là con dấu đóng “kịch” một tiếng rõ to trên lý lịch của chúng. Ấy vậy, chỉ cần khoảng sáu tháng hoặc chưa tới một năm, chúng hội nhập thật bất ngờ. Chẳng còn ai nhận ra con Gạo, thằng Rắt trước đây. Đứa sau học đứa trước. Chúng tân trang không chỉ hình thức bên ngoài, mà còn tự lên đời khi theo học những lớp sinh ngữ buổi tối. Và khoảng hai năm sau, chúng đã có thể nổ như bắp rang tiếng Anh-Pháp-Nhật-Hoa với khách nước ngoài.