Từ thực tế làm việc, nhận thấy các startup ở Việt Nam chưa nắm
rõ quy trình gọi vốn, thiếu các kỹ năng cần thiết như viết bản đề nghị kinh
doanh trong khi đây là yếu tố sống còn. Khi gặp nhà đầu tư, nhiều người lại chỉ
nói những gì mình muốn mà không nói những gì người đối diện muốn nghe. Nhiều
người thì tự tin đến phản cảm, có người lại tự ti đến mức nhà đầu tư ngán ngại.
Đặc biệt, gặp quỹ đầu tư nhưng rất nhiều người không có đề nghị cụ thể về những
con số, cũng không thể thuyết phục được người quan tâm bằng sự quyết tâm, máu
lửa. “Các nhà đầu tư không có thời gian cho những dự án thiếu cụ thể. Và họ chỉ
là người bỏ tiền nên không muốn đi cùng để dạy dỗ. Vì vậy, các startup phải
chứng tỏ được quyết tâm, sự sống - chết đến cùng để các nhà đầu tư nhìn vào. Có
như vậy thì họ mới dám giao tiền cho mình”. Đó là chưa kể nhiều dự án gọi vốn
không hề có phần kế hoạch chuẩn bị nhân sự cho việc triển khai (yếu tố quyết
định tất cả) mà toàn tập trung vào kỹ thuật, không biết về mô hình kinh
doanh...
Khi tiếp xúc với các dự án starUp gọi
vốn, trở ngại lớn nhất của các công ty khởi nghiệp là KHÔNG CHÚ TRỌNG GHI CHÉP,
HẠCH TOÁN, TỪ THỦ TỤC PHÁP LÝ ĐẾN SỔ SÁCH CHỨNG TỪ ngay từ đầu. Bởi vậy, họ rất
khó định giá chính xác doanh nghiệp của mình. Giá cao hay thấp là tùy ý, tùy
hứng và tùy thời điểm, bên cạnh KẾ HOẠCH KINH DOANH SAU KHI GỌI VỐN ĐẦU TƯ KHÁ
SƠ SÀI. Trình bày thiếu về tài chính, khả năng thu hồi vốn và không chứng minh được điều đó.
Với kinh nghiệm cá nhân, tôi chuyển đến các bạn 6 bước cơ bản,
luôn phải có trước khi các bạn tiến hành gọi vốn lần 1 cho starUp của mình, như sau:
Bước 1: Bạn cần phải có một ý tưởng tốt. |
Bước 2: Bạn phải xác định dự án của mình cần hướng đến đối tượng nhà đầu tư nào. |
Bước 3: Muốn thuyết phục được nhà đầu tư, bạn cần có một kế hoạch chi tiết và bài bản. |
Bước 4: Bạn phải chuẩn bị vốn cho những bước đi ban đầu. |
Bước 5: Bạn cần phải đánh giá được giá trị ý tưởng của mình. |
Bước 6: Kêu gọi vốn luôn có nhiều vòng. |
Các quỹ đầu tư hoạt động hướng đến mục tiêu lợi nhuận nên luôn
có giới hạn về thời gian khi đầu tư. StarUp cần vốn nhưng cần hiểu rõ, vốn là
gì. Bởi lẽ, vốn không chỉ là tiền. Với nhiều quỹ, vốn lại là mối quan hệ, kiến
thức, kinh nghiệm. Khi tìm đến quỹ thì doanh nghiệp phải nói rõ cho nhà đầu tư:
cần bao nhiêu, cần bao lâu, sẽ dùng vốn đó như thế nào, tại sao lại quan tâm đến
quỹ này, sẽ đánh đổi những gì cho quỹ? Trả lại vốn cho quỹ bằng gì? Tiền hay cổ
phần lớn hơn khi đã ra thị trường?... Tức là, mọi thứ phải rất rõ ràng ngay từ
đầu. Các quỹ như DFJ - VinaCapital không cần doanh nghiệp phải vẽ mọi thứ lên
giấy vì 80% không được đọc bản kế hoạch đó, phải là nói chuyện trực tiếp. Mục
đích là hiểu rõ từ ý tưởng đến sản phẩm, những người khởi nghiệp sẽ hiện thực
hóa thế nào, những ai sẽ triển khai... Và một điểm nữa các quỹ đầu tư nhìn vào
là sự quản lý chặt chẽ từ trên xuống dưới, từ đầu đến đuôi. Giả dụ, ở lĩnh vực
khởi nghiệp bằng công nghệ, mọi thứ chắc chắn sẽ rất mới mẻ và chính sách quản
lý nhiều khi chưa theo kịp. Nhưng, người khởi nghiệp ở lĩnh vực này phải minh
bạch và lường trước những gì có thể xảy ra. “Tóm lại, có ba việc mà nhà đầu tư
cần chú ý, đó là Cách xây dựng công ty; Khả năng thực thi kế hoạch vì rõ ràng
không ai “thảy” cục tiền xuống bàn rồi bỏ đi mà họ phải đo lường được hiệu quả
cụ thể; và Đội làm việc, tức nhân sự thực hiện”.
Sau tất cả, nguyên tắc cốt tử là “PHẢI KIÊN TRÌ”. Tức là, doanh
nghiệp khởi nghiệp sau khi gửi hồ sơ đi phải biết chờ đợi. Có thể quỹ gặp hoặc
không. Và nếu lỡ không được gặp thì nhớ nửa tháng sau “quẹo lại”. Bởi lẽ, không
có một công ty nào đi gặp nhà đầu tư một lần mà được ngay. Và chính sự gặp đi
gặp lại sẽ giúp chỉnh sửa kế hoạch ngày càng hoàn thiện hơn và cũng chính là
con đường gọi vốn của chúng ta cũng gần lại hơn.
Chúc các bạn vững chí và thành công !
Đào Xuân Dũng Hiếu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét