Cái hồn của một đô thị
đó là những giá trị được mang đến từ “thì quá khứ”. Quá khứ lùi lại đằng sau nhưng
sự hiện hữu của không gian kiến trúc cổ xưa, rêu phong “trú” chân trong cảnh
quan thiên nhiên được bảo tồn, phát triển tiếp nối nhưng không xung khắc sẽ tạo
nên thần thái đô thị Đà Lạt.
Dấu ấn đậm nét tác động
bởi con người từ buổi sơ khai tìm ra Đà Lạt hơn thế kỷ qua có lẽ đó là những
dinh thự, biệt thự cổ. Đặt trong không gian rừng thông, sự mát lành của sương
trời, gió núi... biệt thự cổ tạo nên hệ giá trị kiến trúc đặc thù của đô thị Đà
Lạt. Việc bảo tồn và phát triển các biệt thự cổ tiếp nối các kiến trúc phù hợp
với không gian đặc trưng Đà Lạt nhằm tạo “thương hiệu” cho một đô thị có cá
tính, bản sắc riêng không thể lẫn lộn với bất kỳ đô thị nào trong nước và khu vực.
Kiến trúc ở Đà Lạt là
nghệ thuật “Kiến trúc kết hợp với cảnh quan” đã được thể hiện từ những ý đồ quy
hoạch ban đầu. Mỗi công trình, cụm công trình được sắp đặt khéo léo trong một
quy hoạch nhằm khai thác triệt để đặc điểm địa hình và cảnh quan thiên nhiên, tạo
nên những công trình, cụm công trình đột phá và tạo nên một thành phố có dáng vẻ
riêng. Cái đặc biệt còn nằm ở chỗ, kiến trúc mang phong cách châu Âu, phong
cách châu Á, nhưng không mâu thuẫn, xung đột nhau, tất cả hòa quyện trong một
khung cảnh cao nguyên vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng. Đó là giá trị văn hóa nghệ thuật
của kiến trúc Đà Lạt, mang một dấu ấn riêng rẽ, không nhầm lẫn được với kiến
trúc ở các đô thị khác trong cả nước.
Có thể nói Đà Lạt như
một bảo tàng các biệt thự và các công trình kiến trúc công cộng, tôn giáo tín
ngưỡng với các thể loại phong cách kiến trúc Âu - Á kết hợp. Việc giữ gìn kiến
trúc cổ cho mai sau cũng là giữ cái “Thần thái” của Đà Lạt nhìn từ góc độ kiến
trúc cảnh quan môi trường. Hay nói cách khác, tạo nên hồn cốt của Đà Lạt với
nét duyên dáng, quyến rũ của đô thị từ biệt thự cổ kính chính là khoảng không
gian hoài niệm với cảm giác êm đềm, bình an như đang trở về ngôi nhà thân thương
của chính mình...
Phát triển đô thị Đà
Lạt một cách khôn khéo nhất đó là sự phát triển tiếp nối không làm mất đi những
giá trị cũ nhưng vẫn tạo dựng được bộ mặt đô thị hiện đại, đặc thù. Bởi di sản
chứa đựng trong mình những giá trị truyền thống của lịch sử văn hóa nên phải đặt
vấn đề bảo tồn song hành cùng phát triển chứ không thể lấy cái nọ đối chọi cái
kia. Có như thế Đà Lạt mới là một bảo tàng kiến trúc bậc nhất Đông Nam Á.
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 1 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 2 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 3 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 4 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 5 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 6 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 7 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 8 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 9 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 10 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 11 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 12 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 13 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 14 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 15 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 16 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 17 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 18 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 19 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 20 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 21 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 22 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 23 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 24 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 25 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 26 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 27 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 28 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 29 |
|
Album Kiến trúc ở Đà Lạt # 30 |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét