Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

KIẾN TRÚC NHÀ THỜ BÁC TRẠCH


Giáo xứ Bác Trạch ở xã Vân Trường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình mới khánh thành nhà thờ Bác Trạch tháng 10/2013 - một trong những nhà thờ phải nói là đẹp nhất cầu kì nhất về kiến trúc và trang trí ở Việt Nam từ trước đến giờ. Kiến trúc tổng quan nhà thờ theo phong cách Gothic nhưng các mái vòm lại là cong nửa cung tròn của Roman, 2 bên hông lại có các thức kiến trúc Hy Lạp.

Gửi đến quý anh em bộ ảnh chụp kiến trúc nhà thờ có một không hai tại Việt Nam này do tác giả TThach thực hiện để cùng chiêm ngưỡng.

Linh mục Chánh xứ Bác Trạch là Cha Augustino Nguyễn Quang Huy
Hạt giống Tin Mừng được gieo vào đất Bác Trạch rất sớm, vào nửa sau thế kỷ XVII do các Cha thừa sai Dòng Tên và Dòng Đa Minh. Ngày 26/8/1735, dưới thời vua Lê chúa Trịnh, cha Francisco Gil de Ferderich được cử về coi xứ.
Mặt đứng nhà thờ Bác Trạch, Thái Bình với hai tháp chuông cao 61 mét
Kiến trúc Hy Lạp ở sảnh bên nhà thờ Bác Trạch
Hai tháp chuông treo bộ chuông gồm 6 quả. Quả chuông lớn nhất nặng 3 tấn.
Trước đây Bác Trạch thuộc tổng Cao Mại, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ngày nay Giáo xứ thuộc xã Vân Trường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; cách Toà Giám mục Thái Bình khoảng 23km về phía Đông Bắc; phía Tây giáp Giáo xứ Cao Mại.
Nhà thờ Bác Trạch nhìn từ phía sau
Nhà thờ Bác Trạch có chiều dài: 92.5 mét, chiều rộng: 32 mét
Thời vua Tự Đức cấm đạo, Bác Trạch có hai người con trung kiên minh chứng Đức Tin, đó là Đaminh Trâm và Phero Thuận. Hai Hiền phúc này được ghi danh trong sổ tử đạo Roma, chờ ngày Giáo hội tôn phong lên bậc Chân phước.
Giáo xứ gồm các giáo họ: Công Bồi, Phương Trạch, Cao Bác, Quảng Châu, Quân Trạch, Vát Cấp
Từ khi thành lập đến nay, giáo xứ có các 33 Cha coi sóc: cha Tế, cha Gia, cha Huấn, cha Ninh, cha Thái, cha Tương, cha Vọng, cha Bình, cha Hoà, cha Tín, cha Từ, cha Kiên, cha Nam, cha Quang, cha Hạnh, cha Nhuận, cha Cảnh, cha Bảng, cha Hậu, cha Hiếu, cha Năng, cha Triêm, cha Thái, cha Thiệp, cha Hiệt, cha Tú, cha Lượng, cha Khuông, cha Cẩm, cha Đồng, cha Học, cha Phước và cha Augustino Nguyễn Quang Huy
Ngôi nhà thờ Bác Trạch thô sơ xây dựng lần đầu vào năm 1735. Với quá trình phát triển, nhà thờ được xây dựng lại trên nền cũ vào các năm 1770, năm 1880, năm 1895, năm 1938 và lần này vào năm 2006.
Giáo xứ Bác Trạch có các đoàn thể hoạt động khá đa dạng: huynh đoàn giáo dân Đaminh, hội Mân Côi, hội Hiền mẫu, hội con Đức Mẹ, hội Thánh tâm Chúa Giesu, hội Truyền tin, hội Kèn nam, hội Kèn nữ, hội Trống Tử đạo, Ca đoàn, hội Trang trí, hội Gia Trưởng, hội Bác ái, hội Khuyến học, hội Nghĩa binh Thánh thể, Ban Giới trẻ...
Thánh đường được xây dựng trong 7 năm (13/10/2006-13/10/2013) và là nhà thờ thứ 6 trong lịch sử giáo xứ Bác Trạch.
Đây là giáo đường sở hữu gần 100 tượng tròn, phù điêu, tranh vẽ trên kính... các loại do các nghệ nhân Việt Nam tài năng thực hiện
Đồng hồ treo ở tiền sảnh nhà thờ có đường kính 4 mét
Ngoài sự đồ sộ, lộng lẫy, nguy nga nhà thờ Bác Trạch được trang trí với những đường nét hoa văn rất tỉ mỉ và cầu kỳ từ những cánh hoa hay đường chỉ nhỏ nhất.








Khi cần thêm thông tin về nơi này, xin vui lòng liên hệ qua email: giaoxubactrachtb@gmail.com và website: http://giaoxubactrachgpthaibinh.org

TRỊNH - HOA XUÂN CA


Không phảng phất nét u sầu và đượm suy tư, triết lí như phần lớn các tình khúc nhạc Trịnh, Hoa xuân ca có lẽ là một bản nhạc vui tươi, rộn rã hiếm hoi mà Trịnh Công Sơn đã viết về tình yêu và mùa xuân.

Nếu như mùa thu là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sỹ nói chung và Trịnh Công Sơn nói riêng thì với mùa xuân, ông chỉ để lại vỏn vẹn có 3 ca khúc: Thành phố mùa xuân, Góp lá mùa xuânHoa xuân ca.

Được biết,  Hoa xuân ca được nhạc sĩ họ Trịnh viết năm 1986, khi đã ở tuổi 47. Tình yêu không còn bay bổng, không còn ngồi hát mây bay ngang trời hay ghi dấu chân chim qua trời. Ca khúc được ông sáng tác ngẫu hứng, viết trên lưng của một người bạn khi bạn chở Trịnh Công Sơn trên đường về nhà. Ngôn ngữ trong sáng, ý tứ đầy tính chiêm nghiệm nhưng nghe kĩ có người bảo hình như Trịnh Công Sơn đang ngắm tình yêu chứ không phải yêu như người trong cuộc, như cái thuở nhớ mãi trong cơn đau vùi.

Có lẽ tình yêu đến với anh lúc này để tìm một cõi bình yên, để từ đó chàng nhạc sĩ thấy xa gần cũng vô thường như nắng mưa, để hoá giải tâm trạng chứ không phải để yêu. Chính vì thế, “em” trong ca khúc chỉ là người đẹp mường tượng, chứ không có thật trong cuộc đời Trịnh Công Sơn như “Diễm” trong “Diễm xưa”, mà em có thể là cả nhân thế, để “dạy tôi biết xa gần”. Một cách ẩn dụ, Trịnh Công Sơn muốn qua lời tỏ bày này nói lên lòng thương yêu, quý trọng thế hệ trẻ và muốn tâm tình với họ.

Ca khúc Hoa xuân ca khi vừa ra đời đã nhanh chóng đi vào lòng người và được giới trẻ rất yêu thích. Một ca khúc xinh xắn, giai điệu ngọt ngào, tươi sáng:

Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa
Xuân đến bên kia đồi trời mở ra cánh én
Em đến bên tôi ngồi đời mở ra cuộc tình
Đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa
Em líu lo bên đời dạy tôi biết xa gần

Những bông hoa xinh đẹp được sinh ra từ cây cỏ mùa xuân. Cũng thế, em là đóa hoa đẹp, mướt xanh như ngọc mà đời đã sinh ra.

Đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa
Em mướt xanh như ngọc mà tôi đâu có ngờ

Em hãy mở rộng lòng mình, thương yêu con người, tin yêu cuộc sống, hãy dâng cho đời những điều tốt đẹp như những nụ hoa tình cờ mà em đem đến.

Em hãy yêu con người ngọt ngào đời vẫn thế
Em hãy dâng cho đời một nụ hoa tình cờ

Trịnh Công Sơn cũng đã từng viết: Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng trong bài hát Để gió cuốn đi. Và tấm lòng bao dung, nhân hậu này đã lan tỏa trong nhiều ca khúc, nhiều ca từ như: Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ trong bài hát Ru em, một lần nữa nó được phả vào ca khúc Hoa xuân ca.

Trịnh Công Sơn muốn tâm tình, muốn gởi đến thế hệ trẻ niềm mong ước như một lời nhắn nhủ: hãy sống bằng niềm tin yêu con người và hãy dâng cho đời những gì mình có thể. Nên khi hát lên ta thấy mình như trẻ lại, tin yêu con người, tin yêu cuộc sống hơn. Chính vì thế, Hoa xuân ca vẫn rộn rã trên sóng phát thanh, truyền hình mỗi độ tết đến xuân về,  mang niềm tươi vui đến với mọi người.


Một chút lạ lùng, Hoa xuân ca - bài ca về hoa xuân nhưng trong suốt ca khúc, hoa của mùa xuân, của thiên nhiên đất trời chỉ được nhắc đến trong một câu duy nhất (được lặp lại ba lần): Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa. Thật ra, Trịnh Công Sơn mượn ý hoa xuân là để nói với “hoa đời”: trò chuyện, tâm tình với giới trẻ. Rằng các bạn hãy bay nhảy trong cuộc đời đẹp như những đóa hoa khoe sắc trong vườn xuân.


HOA XUÂN CA
Trịnh Công Sơn

Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa
Em cứ bay trong đời dịu dàng như cơn gió
Em cứ bay nhưng đừng bỏ lại tôi một mình
Đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa
Em mướt xanh như ngọc mà tôi có đâu ngờ

Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa
Em cứ yêu con người ngọt ngào đời vẫn thế
Em hãy dâng cho đời một nụ hoa tình cờ
Đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa
Em suối kia rất ngọt và tôi đứng hai bờ

Cây sẽ cho lộc và cây sẽ cho hoa
Xuân đến bên kia đồi trời mở ra cánh én
Em đến bên tôi ngồi đời mở ra cuộc tình
Đời sẽ cho lộc và đời sẽ cho hoa

Em líu lo bên đời dạy tôi biết xa gần.

- Charles.Hieu -

HỐI NHÂN BẤT ĐẮC DĨ



Đó là một buổi sáng Thứ Sáu Tuần Thánh. Tôi ngồi toà giải tội. Một người đàn ông bước vào, quỳ xuống, bắt đầu xưng tội:

“Thưa Cha, nói thật, con không muốn đi xưng tội chút nào.”

Tôi hỏi: “Vậy tạo sao ông đến đây?”

Người đàn ông trả lời: “Cha có nhìn thấy người đàn bà ngoài kia không? Vợ con đó. Con bước vào đây chỉ là để tránh bà ấy cằn nhằn trong suốt mùa Phục Sinh này.”

Tôi trả lời: “Vậy ư! Song vì ông đã đến đây rồi, chi bằng ông thành thật xưng tội luôn đi. Có gì mất mát thêm đâu nhỉ.”

Sau một chốt lát ngần ngừ, người đàn ông đáp: “Ờ, ờ, phải. Đằng nào cũng đã bước vào đây. Con sẽ xưng tội một cách đàng hoàng.”

………

Nhiều năm sau, người đàn ông ấy gặp tôi, tâm sự:

“Cha ơi, Cha còn nhớ lần con bị vợ ép vào xưng tội hôm Thứ Sáu Tuần Thánh ấy không? Cuộc sống của con đã thay đổi hoàn toàn từ đó.”


lời kể của 1 linh mục
- Theo Bản tin Hiệp thông, Giáo hạt Gò Vấp -

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

10 MÓN DÂN DÃ CỦA DOANH NHÂN


Có khi chỉ đơn giản là vài cọng rau, mớ giá xen lẫn chút màu của đậu phụng, miếng thịt heo thái vội... cũng tạo nên hương vị thơm ngon và màu sắc. Điều giản dị trong món ăn miền Trung xứ Quảng khiến bạn yêu hơn với những bữa ăn vội bên đường công tác xa nhà. Chia sẻ vài dòng...

Hến xào xúc bánh tráng

10 món ăn dành cho doanh nhân: dinh dưỡng dành cho doanh nhân VN, đặc biệt là các doanh nhân trẻ tuổi thường ít được chú trọng
Hến xào xúc bánh tráng là một trong món ăn đặc trưng của người dân xứ Quảng. món ăn này được chế biến từ những con hến sống ở vùng nước lợ xào chung với hành, tỏi, rau răm xắt nhỏ đều bên những viên đậu phụ ăn cùng với bánh tráng chấm với nước mắm cay từ ớt tạo nên sức hút hấp dẫn bậc nhất của người dân xứ Quảng.

Thịt xiên nướng vỉa hè

10 món ăn dành cho doanh nhân: dinh dưỡng dành cho doanh nhân VN, đặc biệt là các doanh nhân trẻ tuổi thường ít được chú trọng
Thịt xiên nướng vỉ hè ở là món ăn phổ biến ở khắp nơi ở Việt Nam nhưng ở phố cổ Hội An là khác hẳn với hương vị đặc sắc được chế biến từ thịt ướp với ngũ vị, xả ớt nướng lên ăn cùng với rau sống và nước mắm ớt tỏi thơm ngon hấp dẫn.

Cơm gà phố Hội
10 món ăn dành cho doanh nhân: dinh dưỡng dành cho doanh nhân VN, đặc biệt là các doanh nhân trẻ tuổi thường ít được chú trọng
Người Hội An luôn tự hào với món cơm gà đây là món ăn mà đòi hỏi kì công của người nấu từ khâu chuẩn bị đến khâu ướp và nấu. món ăn được chế biến từ loại gạo ngon thơm và dẻo, thịt gà phải là gà tơ thịt mềm bên những gia vị như hành tây, hành ta, muối tiêu, rau răm, rau thơm, nước tương, ớt cay...

Cao Lầu
10 món ăn dành cho doanh nhân: dinh dưỡng dành cho doanh nhân VN, đặc biệt là các doanh nhân trẻ tuổi thường ít được chú trọng
Cao Lầu là một trong món ăn ngon tiêu biểu của người dân phố cổ Hội An, nó mang trong mình cái hồn xưa của phố cổ được chế biến từ những sợi mỳ màu vàng dùng với thịt heo hoặc tôm cùng với các loại rau sống chấm với nước dùng có vị chua cay đắng chát ngọt mặn. Đây là một trong món ăn hấp dẫn mà bất kì ai thưởng thức một lần đầu nhớ mãi.

Mì Quảng
10 món ăn kiêng dành cho doanh nhân Việt Nam giàu chất dinh dưỡng
Mì Quảng là một trong món ăn nổi tiếng khắp miền Nam, nhắc đến cái tên mỳ Quảng mà ai đã từng thưởng thức đều cảm nhận thấy một hương vị đặc biệt có mùi thơm, vị bùi bùi, béo cay của nhiều thực phẩm như sợi mỳ, rau sống, tôm, thịt, bánh tráng, hạt đậu phộng, ớt đỏ, cà chua tất cả đều tạo nên món ăn bình dân thơm ngon khiến người thưởng thức nhớ mãi.

Bánh quai vạc
10 món ăn kiêng dành cho doanh nhân Việt Nam giàu chất dinh dưỡng
Đây là món ăn đòi hỏi người nấu rất kì công đẹp mắt lôi cuốn người thưởng thức, công thức chế biến món ăn kiểu Hội An được làm từ bột lọc pha quyện với màu xanh của rau, màu đỏ hồng của ớt và tôm biển gây tò mò du khách.

Bánh xèo
10 món ăn kiêng dành cho doanh nhân Việt Nam giàu chất dinh dưỡng
Bánh xèo là món ăn quen thuộc ở mọi vùng đất tổ quốc nhưng ở Hội An là khác hơn cả món ăn này được chế biến từ bột gạo được pha trộn một lớp bánh tráng mỏng bọc ngoài vàng ruộm bên trong là nhân giá, thịt, tôm ăn cùng với rau và giá.

Bánh tráng đập dập
10 món ăn ngon của người công giáo Việt Nam 10 món ăn ngon của người công giáo Việt Nam
Bánh tráng đập gồm 2 lớp, lớp bánh tráng nướng tương đối mỏng có màu hơi vàng Khi ăn, người bán trải trên bánh một lớp bánh tráng mỏng mềm và dẻo, có độ lớn tương đương và dùng cạnh bàn tay để “đập” xấp bánh này làm đôi hoặc dùng tay xén nhẹ để bánh bể ra. Phần bánh tráng nướng khi đập nhẹ lên sẽ vỡ ra và dính vào lá mì ướt... thế là bẻ miếng bánh khoảng 2 ngón tay, chấm mắm đưa vào miệng nhai vừa dòn, vừa dẻo, vừa thơm. Ở Hội An, bánh tráng đập thường có ở những quán ven đường hoặc bán dạo trên các nẻo đường phố cổ.

Bánh bèo
10 món ăn ngon của người công giáo Việt Nam 10 món ăn ngon của người công giáo Việt Nam
Để làm bánh bèo, người ta chọn loại gạo ngon, nhân bánh bèo chủ yếu được làm từ những sản vật địa phương, đó là tôm, thịt… Khách vào quán, người chủ sắp nhiều chén bánh lên khay, múc nhân đổ vào, thêm dầu mỡ, tương ớt, hành thơm rồi bày lên bàn. Ăn bánh bèo phải dùng đến “dao tre”, đó là một thanh tre vót hình lưỡi dao. Tùy theo khẩu vị của người ăn mà bạn có thể thêm ít nước mắm hay tí ớt vào.

Hoành thánh
10 món ăn ngon của người công giáo Việt Nam 10 món ăn ngon của người công giáo Việt Nam
Hoành thánh ở Hội An là món ăn được kết tinh từ người Hoa đã tồn tại rất lâu đây là một trong những món ăn ngon được chế biến từ tôm, heo, gạo nấu thành các món ăn như hoành thánh súp, hoành thánh mỳ, hoành thánh chiên...