Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

NỘI THẤT NHÀ HÁT THÀNH PHỐ



Nhà hát lớn thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc trên con đường Ðồng Khởi - trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh là hai khách sạn lớn Caravelle và Continental. Nhà hát có kiến trúc cổ kính, uy nghi với 1 tầng trệt, hai tầng lầu, 500 ghế, hệ thống âm thanh ánh sáng hiện đại.

Khởi công xây dựng từ năm 1898, Nhà hát được thiết kế bởi các kiến trúc sư Félix Olivier, Ernest Guichard và Eugène Ferret. Cửa mặt tiền chịu ảnh hưởng nghệ thuật khá rõ nét của Petit Palais cất cùng năm tại Pháp.

Gửi đến các bạn bộ hình chụp nội thất bên trong nhà hát. Để phục vụ cho bộ ảnh lần này, trong thời gian ghi hình nhà hát đã đóng cửa và bật toàn bộ hệ thống chiếu sáng trong nhà hát.

Hệ thống ánh sáng vòm trong nhà hát

Choáng ngợp cho khách tham quan lần đầu

Khán phòng từ một góc ban công trên tầng hai

Một góc nhìn khác nơi khán phòng

Góc nhìn chính diện từ sân khấu biểu diễn

Góc nhìn toàn cảnh bố trí của nhà hát

Một góc nhìn đẹp của nhà hát

Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là nơi biểu diễn chuyên nghiệp lý tưởng nhất thành phố. 

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

CÁI THÚ TẮM MƯA


Trưa nay trời đổ mưa to, sấm chớp liên hồi. Tưởng tượng nếu đang ngồi dưới một mái nhà lợp tôn nào đấy chắc chắn mưa sẽ cường, la hét, gầm rú liên tục . Mình lờ ngờ là tụi nó đang tắm mưa. - Tụi này bị gì mà cứ la hét ỏm tỏi như điên vậy. Ngày xưa đi tắm mưa, mưa càng lớn thì càng khoái mà... À, ra là mình đang nhớ ra, mình cũng đã trải qua cái thời ham mê tắm mưa như thế…

Ôi, cái thú tắm mưa !

Tắm mưa thật ra chẳng có gì, ấy thế mà vui thật. Cứ mùa mưa về là mình lại khấp khởi cầu cho trời mưa thật lớn, thật dai. Tới lúc mưa lớn thật rồi lại lo khấn trong bụng và ráng đợi thêm một chút để coi mưa có dai không, nhưng thường là chờ không tới vài phút mình đã mừng húm la lên “con đi tắm mưa nhe” và lôm côm xách theo đồ nghề là cục xà bông chạy ra. Nhưng khổ nỗi 10 lần thì hết 9 lần chưa gội được cái đầu, mưa đã ngớt hạt, ráng nề nà, nấn ná, nán lại một hồi thì mưa không lớn lên mà là…nắng lên….. Tắm mưa nhiều khi nó “nhọc công” và trớ trêu như thế đó.


Và mình biết được là, nên thử đứng chỗ mấy cái máng xối. Hic, dơ vậy sao? Nào là rác rến, lá cây, bụi bặm trên mái nhà, chưa kể nhiều khi mấy con mèo, con chuột, con chim, con gì gì đó, nó leo lên đó chơi bời rồi làm mấy bãi hể hả trên đó ai mà biết được! Chưa kể giun dế. Rồi lại gặp cái xóm mình ngày xưa "mìn" hơi bị nhiều, nhà người ta nuôi chó hay thả ra lung tung. Bởi vậy, lúc mưa ngập, ai biết là chỗ nào vừa là chỗ có mìn đó để tránh chứ, chưa kể nước cứ nhập lủng mủng thế kia rồi làm sao sạch. Bởi vậy, tắm mưa trong sân không sao, còn đi ra ngoài tắm mưa với con nít hàng xóm, mình có chút ít cái gọi là ham vui nhưng vẫn ớn ớn nhưng nhìn chung đề phòng cảnh giác không được lâu cho mấy, thấy mấy đứa hàng xóm chui lại ngồi ở mấy cái máng xối thật. Nước đổ ào ào lóa xóa hụt hịt, tụi nó thì cười la rủ rê này nọ rất khoái chí, còn mình, mình cũng chẳng nhớ lúc đó mình có chui lại hay không. Chắc không. Mà cũng quên rồi. Chỉ nhớ là vui.

Và, mình đã qua cái tuổi tắm mưa đó thật rồi. Trong danh sách những điều có thể làm trong mùa mưa từ lâu đã chẳng còn cái hoạt động gọi là tắm mưa đó nữa. Lâu rồi cũng chẳng màng nhớ đến cái niềm vui ngày xưa đó chính xác là như thế nào để mà nhớ mà tiếc.


Bây giờ thấy thật ngại cái mùa mưa. Không bàn tới chuyện ướt át hay thế nào mà trước tiên là chuyện đường xá trơn trợt, sình lầy. Ráng đi cẩn thận thế nào rồi cũng bị mấy cái xe khác tóe sình đen vào quần áo, chạy trên mấy con phố ngập nước như sông, nước bắn tung tóe khắp nơi và lạnh căm, mình lại âm thầm vui vui một niềm vui con trẻ. Nói chung, nói tới nghịch nước và tắm mưa thì dường như tất cả những gì trong trẻo, nghịch ngợm của cái tuổi lóc nhóc, lông nhông, lại tràn về, trong mát không thua gì những cơn mưa rào.

Mình bỗng nhớ ra rằng, không phải cơn mưa nào cũng buồn, và không phải cơn mưa nào mình cũng chỉ nên tỏ ra bình thường vô cảm, rằng mưa thì là mưa chứ sao…


Mưa không màu nhưng lại mang trong mình những ký ức nhiều màu sắc. Có những ký ức mưa ngộ nghĩnh, có những ký ức mưa lãng mạn, có những ký ức mưa u sầu, có những ký ức mưa lặng lẽ, có những ký ức mưa ẩm hốc, ủ ê… và cũng có những ký ức mưa thật tinh nghịch, hồn nhiên, ngọt lành như thế đó.

Mưa của người lớn và mưa của con nít có khác nhau nhiều không nhỉ?

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

KHI GẤU BƠM NGỰC


Một ngày cuối tuần đẹp trời, vợ tung tăng tung tẩy, nhảy chân sáo về nhà. Chắc có chuyện gì vui lắm đây. Thấy chồng ngồi xem ti vi, vợ đứng chắn ngay trước mặt chồng, xoay một vòng, cười tươi roi rói hỏi chồng: “Anh thấy em có gì mới không?”.

Chồng ngắm vợ từ đầu đến chân: vẫn mái tóc ấy, khuôn mặt ấy, bộ đồ sáng nay vợ mặc khi ra khỏi nhà. Quái lạ, có gì mới đâu nhỉ?

Để ý thấy tay vợ cứ sờ sờ lên… ngực rồi cười tủm tỉm. Chồng nhìn đăm đăm vào vòng 1 của vợ trong mấy phút. Trời ơi! Chồng tá hỏa suýt ngã rơi khỏi ghế. Vợ đi nâng ngực thật rồi đấy ư?

Vợ chồng mình cưới nhau đến nay là tròn 6 năm, đã có một nhóc yêu ơi là yêu. Vợ tuy trải qua một lần sinh nở và tuy không còn trẻ nhưng vẫn rất đẹp, không những khuôn mặt mà 3 vòng cũng còn rất… ngon. Chồng thề, chồng chưa khi nào nói lời chê bai vợ gọi là có cả. Chồng vẫn rất mê vợ. Chồng cũng cấm có bao giờ tà lưa linh tinh em nào trẻ đẹp hơn để vợ phải ghen tuông.

Ấy thế mà, tự dưng 2 tháng trước, vợ về thủ thỉ với chồng bảo sẽ đi nâng ngực. Rằng thì là được bà sếp già trên công ty rủ rê đến một địa chỉ uy tín lắm. Vợ bảo, các ông ra ngoài chẳng toàn thích ngắm gái ngực to, mông cong còn gì. Vợ còn bảo, vợ đi làm đẹp là để cho chồng chứ cho ai, để giữ gìn hạnh phúc gia đình!

Chồng nghe thế đã choáng nặng. Rồi chồng hết lời khuyên can, ngăn vợ đừng có làm điều dại dột ấy. Chồng yêu và lấy vợ nên cho dù là “cam” hay “chanh” chồng cũng yêu tất, không phải nâng cấp lên “bưởi” làm gì cả.

Lúc đó vợ im im, nghe chừng đã hiểu. Chồng chắc mẩm vợ sẽ không nghĩ tới chuyện đó nữa. Thế mà hôm nay, vợ đi không một lời thông báo, để khi về nhà, đã mang một… quả ngực mới về tặng chồng.


Chồng hoang mang tột độ. Nhìn vợ giờ xa lạ quá. Vẫn ánh mắt, nụ cười ấy. Nhưng nhìn xuống phần dưới cổ thì ôi thôi, không còn là vợ yêu, vợ thân quen của chồng nữa rồi.

Ngực to hay ngực nhỏ chưa bao giờ là vấn đề khi chồng “yêu” vợ. Chồng thậm chí còn biết nhưng chẳng bao giờ phiền lòng về vài khuyết điểm của vợ như: tóc mỏng, da mông rạn. Còn cái vụ ngực nhỏ, là vợ tự nhận thế chứ chồng lại thấy thích vì nó… vừa tay và “nằm trong tầm kiểm soát”.

Còn vợ bảo các cô người mẫu, diễn viên ngực căng tròn, bóng loáng chẳng khiến các ông mê mẩn, ngắm mãi không chán. Nhưng vợ ơi, ngắm là một chuyện, thích hay không lại là chuyện khác, thích “dùng” hay không lại là chuyện khác nữa.

Bản tính của đàn ông, của giống đực nói chung là thích nhìn những đặc điểm thể hiện sự nữ tính của phụ nữ mà. Nhưng ngắm chỉ để mà ngắm, kiểu như con người ta đều có tư tưởng chung là hướng về cái đẹp ấy.

Cũng như vợ ra đường nhìn thấy anh nào phong độ, manly, bước xuống từ một con “Mẹc” láng cóng thì thể nào chả sái cổ ngoái nhìn. Nhưng khi về nhà, nhìn ông chồng cởi trần, mặc quần đùi, bụng hơi bự, tóc rối xù đang bế con chạy loanh quanh thì vẫn yêu nhất quả đất phải không?


Mà thú thực, chồng thấy ngực nhỏ mặc đồ sang hơn ấy chứ. To bự chảng như mấy cô siêu mẫu gì gì ấy chỉ thấy ngồn ngộn toàn “xôi thịt”. Mặc áo kín thì như mang quả tạ trước người, mặc áo hở chút xíu thì đã như khoe ra một cách trần trụi.

Với lại vợ ơi, to hay nhỏ không phải là vấn đề quan trọng, thật và tự nhiên mới là chuyện đáng nói nhất. Bây giờ, mỗi lần chạm vào cái phần vừa được trùng tu ấy của vợ là chồng thấy xa lạ lắm. Kích cỡ của vợ như thế nào, độ mềm cứng ra sao, bàn tay chồng mấy năm qua đã quen lắm rồi.

Hiện tại nó lại to hơn, căng cứng hơn một cách bất ngờ và khác lạ. Cảm giác “thực” đã bay biến đâu mất, giờ chỉ còn toàn là cảm giác “giả” thôi. Chạm vào vợ mà cứ như đang chạm vào một người đàn bà khác với khuôn mặt vợ mình.

Chồng đã biết rành rành nó là đồ giả, đồ nhân tạo, không phải của vợ mình. Thế mà nó lại nằm chình ình trên người vợ như để khẳng định sự có mặt của nó và bắt chồng phải thừa nhận. Buồn lắm vợ ạ! Cứ như là vợ tặng chồng cái ví mua ở chợ sinh viên nhưng lại khăng khăng khẳng định đó là hàng hiệu ấy.

Đã thế vợ sửa xong, đau hơn cả tháng, vợ chồng mình chẳng gần gũi được gì. Chồng phải “ăn chay” chờ… ngực vợ khôi phục. Đến khi được xài thì nhiều khi đang “chiến đấu”, vợ lại nhắc chồng: “Nhẹ tay thôi anh!”. Còn hứng thú nào có khả năng nổi lên được nữa hả vợ?


Vợ ơi, vợ đi tháo… ngực ra đi! Vừa không sợ ảnh hưởng sức khỏe về sau của vợ, mà chồng lại thấy thích và thoải mải hơn. Lợi cả nhiều đường như vậy còn gì.

Giờ cố đeo quả ngực ấy, ừ thì công nhận ra đường, vợ tự tin hơn với vòng 1 căng tròn đẫy đà, không phải tủi thân vì thua chị kém em. Nhưng chồng là chồng vẫn không thể thích nghi và sống chung với nó được. Hay để hôm nào, chồng đưa vợ đi… tháo ngực ra nhé!

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

CHUYỆN VẶT @ CÒNG


Nhà tôi có sáu người nhưng không hề ồn ào. Ba người đi làm, ba người đi học. Mỗi người có riêng một cái máy tính. Trong nhà gắn cái bộ phát wifi. Bất kể sáng, trưa, chiều, tối, đêm, khuya, mạnh ai cứ ngồi lỳ bên máy, hai bên đầu gắn hai cục tai nghe, gọi mãi cũng không biết mà thưa. Đang im lặng thế, nhưng hễ rớt mạng là tất cả cùng kêu thét, rồi than thở, trách móc, rủa sả… lời lẽ giống y như nhau, như sáu con rô bốt xài chung một cái nút bật tắt vậy.

Nhớ hồi trước năm 2000, khi tôi làm hợp đồng gắn internet, thằng cháu 10 tuổi cảnh giác: “Coi chừng cái internet nó dụ dỗ, bắt cóc con nít đó”. Cũng tại cháu đọc báo nhiều nên thấy sợ. Báo đăng tin trẻ con (nước ngoài) lên mạng chơi, gặp kẻ xấu, bị chúng bày mưu gọi ra khỏi nhà, rồi uy hiếp, đòi người thân trả tiền chuộc. Nhưng cũng có tin, (cũng ở nước ngoài) một người bệnh nặng, nhưng không có ai bên cạnh, nhờ lên mạng mà thông báo được mấy lời kêu cứu cho mọi người biết. Dù ngại hay sợ thì tôi vẫn phải gắn mạng vì công việc đòi hỏi. Và tự nhủ mình sẽ kiểm tra, sẽ hạn chế thời gian đối với bọn trẻ trong nhà.

Cái hồi mới hòa mạng internet, điều làm tôi sung sướng nhất là tôi và bà chị thỏa thích viết thư kể chuyện nhà. Viết xong, cứ ngồi tại chỗ mà gửi đi. Chẳng cần thay đồ, chạy ra bưu điện, mua một con tem. Thư đã gửi có thể được đọc ngay, trả lời ngay, chẳng khác gì đang nói chuyện bằng điện thoại, không cần phải chờ tới nửa tháng mới được phát. Riêng ba tôi thì sung sướng, từ nay đỡ tốn tiền tặng ông đưa thư uống nước.

Hồi đó, ai có địa chỉ email là người đó có công ăn việc làm đặc biệt lắm. Bây giờ, ai không có mặt trên một cái mạng xã hội nào đó, mới là kỳ cục.



Hôm nọ, có ông người quen, ông này khoảng chừng bảy mươi tuổi, nhân ngày sinh của mình đã viết còm men đại khái rằng: trời ơi tôi thật là cảm động, từng tuổi này rồi, mới vô facebook có được mấy ngày mà được biết bao người gần xa chúc mừng sinh nhật, xin cám ơn tất cả mọi người. Tôi chợt nghĩ lại mình, có lúc vào trang nhà thấy treo lời nhắc: tuần này có mấy cái sinh nhật của bạn bè đấy, phải chúc mừng đi, nhớ chúc mừng nhé. Nhưng tôi thường quên mất. Để chuộc lỗi, nhân ngày 21 tháng 6, ngày 27 tháng 2, tôi lọ mọ tra tìm danh sách ngươi quen, gửi lời chúc mừng nghề nghiệp. Có người trả lời cảm ơn, có người lặng im không nói gì hết. Hôm lễ nhà giáo, trong danh sách học trò tôi có, đâu phải tất cả đều nhắn mấy lời chúc tôi vui vẻ, mạnh khỏe trên con đường dạy dỗ trẻ con. Rồi tới Noel, tới Tết, lời chúc mọi sự tốt lành cứ hiện lên ào ạt như cỏ mọc sau mưa.

Thấy vậy mà không phải vậy, ai chẳng biết mạng là xã hội ảo, không có thật. Cũng như coi phim trong rạp 4D thôi. Mặc dù thằng nhóc phun nước miếng dính tùm lum mặt mũa khán giả, nhưng nước đó phóng ra từ hệ thống phun trong rạp chiếu phim. Mình nói chuyện vui vẻ với hàng đống người, nhưng thật tế có thể chưa gặp mặt nguời nào hết. Mà nếu có gặp cũng rất khó biết. Chỉ có mấy kẻ thiếu tự tin (hay thành thật?) mới đưa cái mặt trên giấy tờ tùy thân của mình làm avatar, lấy tên khai sinh của mình làm thẻ thông hành đi vào thế giới ảo. Còn biết bao kẻ khác ẩn mình sau cái lá, con sâu, chiếc xe…, với danh xưng vừa lạ vừa kỳ. Chỉ không hiểu, tại sao có quá nhiều người có nhu cầu bày tỏ tâm sự trên cái chỗ ảo hình, ảo ảnh đến thế. Hôm nay vừa ăn gì, hoặc đang buồn ngủ ríu mắt cũng sẵn lòng chia sẻ với friends. Họ quá rảnh rang ? Hay là quá cô đơn ?


Gần đây, tôi thấy mấy người nói chuyện, gửi hình với mình có kèm theo nguồn gốc cái nơi phát ra tin nhắn. Kinh quá ! Bây giờ lên mạng bằng điện thoại còn phổ biến hơn là ngồi trước màn hình máy tính cá nhân nữa. Nghĩa là, ai cũng vào mạng dễ như không. Chẳng phải chạy ù về nhà, hoặc nấn ná ở lại làm việc để có mạng mà vào. Chẳng cần ra tiệm nét, trả tiền thuê máy.

Vậy là giữa chốn chợ đời cũng vào mạng được. Mạng có rộng chỗ cho tất cả. Học trò đi học gặp nhau trong lớp chưa đủ, hết giờ ở trường về nhà lại lên mạng, nói với nhau vài ba câu nhăng nhít bằng thứ ngôn ngữ lạ thường. Chữ viết thì rã rời, lụn vụn, biến dạng, từ ngữ thì biến âm, dị nghĩa, chỉ có giữa chúng với nhau mới đọc ra, mới hiểu tận tường.

Có thầy cô giáo trường tôi lần lượt lên facebook, đăng hình ảnh, kết bạn với nhau rầm rộ. Học trò tình cờ nhìn thấy, chạy vào tấp nập chào hỏi, rủ chơi game, mời mọc mua đủ thứ đồ hàng trôi nổi… Cứ vậy mà có khối người khai báo, đã kết bạn đến hơn số hàng ngàn.

Cũng có người nói, cái này (ví dụ facebook) không thích, không chơi, mất thì giờ, không có nhu cầu.

Nhưng số đó bây giờ ít lắm, chỉ ở hàng đơn vị.

Hay là họ giống thằng cháu 10 tuổi của tôi thời đó ? Đến nay nó vẫn chưa suy chuyển tinh thần cảnh giác cao đối với mạng. Không nói nhiều, không bày tỏ riêng tư mặc dù suốt ngày, nó phải làm việc với cái máy, rảnh thì cũng chơi với cái máy, lang thang khắp bốn phương tám hướng đi tìm những hội yêu mèo, thích khoe mèo đẹp, sưu tầm mèo lạ. Nó có nhiều hội bạn, nhưng chẳng thấy đi chơi với đứa bạn bằng xương bằng thịt nào trong đó. Nó nói, mạng ấy mà, biết thật giả chỗ nào đâu.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

CÁCH ĐỌC BÁO GIỜ CŨNG KHÁC



Một nhầm tưởng khá phổ biến. Cứ nghĩ đọc báo mạng, người ta chủ động hơn trong chọn lọc thông tin để đọc. Không hề có chuyện đó. Đọc báo trên mạng Internet đồng nghĩa với việc bị đám đông chi phối, sự chọn lựa của cá nhân bị xóa nhòa và, quan trọng hơn cả, người đọc để bản năng chế ngự và điều khiển việc chọn nguồn thông tin đầu vào.

Có lẽ đã đọc báo mạng, ít ai có thời gian mở lần lượt từng trang web của từng tờ báo, chọn và đọc tin bài mình thích. Đa phần sẽ lướt qua và dừng lại ở những điểm dừng rất hợp lý vì được nhiều người chọn. Đó có thể là 10 tin bài đang được đọc nhiều nhất; 10 tin bài được chia sẻ nhiều nhất. Chỉ với một chọn lựa này thôi, chúng ta đã trở thành một cá thể hòa lẫn trong một đám đông vô danh. Và cái click chuột của chúng ta lại giúp các tin bài có liên quan đến tình dục, vụ án, chuyện lạ, chuyện bất thường chiếm ngự không gian mạng.

Người ta thường đọc báo mạng theo giới thiệu của một ai đó. Vào Facebook thấy thiên hạ đang xôn xao vì một bài báo, rất dễ click vào đó để tham gia đám đông tò mò; mở e-mail thấy ông bạn nồng nhiệt khen ngợi hay hết lời mạt sát một bài khác, không lẽ không mở ra xem thử. Các trang tổng hợp tin tức bằng các phần mềm tự động thường chọn bài theo tần suất được đọc. Thế là tin được nhiều người đọc nhất lại chạy lên đầu, mở ra là thấy liền, biểu sao càng không có thêm nhiều người đọc.


Cứ thế, đọc báo mạng có nghĩa chúng ta chọn con đường “mì ăn liền” dễ chịu, xu hướng cộng đồng đang đọc gì, biết gì, bàn gì, rất dễ nắm bắt, cứ dùng những công cụ kết nối có sẵn mà theo. Và cũng rất dễ yên tâm chúng ta đang “theo dõi thời sự” một cách khoa học và chính xác.

Hệ quả đầu tiên là có sự khác biệt rõ rệt về cảm nhận thế giới bên ngoài giữa người chuyên đọc báo giấy và người chuyên đọc báo mạng.

Người đọc báo mạng thấy cuộc đời sao nhiều éo le, hình như chém giết tràn ngập, lừa đảo là chuyện cơm bữa, băn khoăn lớn nhất của xã hội là chuyện tình dục, quan tâm lớn nhất của mọi người là mọi động thái của các ngôi sao ca nhạc, phim ảnh hay người mẫu. Ảo tưởng này từng thể hiện khi các ngôi sao này cứ tưởng ai cũng là người đọc báo mạng và ai cũng chăm chú theo dõi xì căng đan của sao. Người đọc báo mạng cũng sẽ thấy người viết sao giờ quá dễ dãi, dùng từ bừa bãi, viết câu không theo cú pháp; các báo sao theo đuổi những đề tài nhảm nhí và người viết sao dễ dàng bịa chuyện, bất kể hậu quả.

Trong khi đó người đọc báo giấy sẽ có cảm nhận khác, nói chung họ sẽ thấy cuộc đời “bình thường” hơn nhiều so với giới đọc báo mạng. Có lẽ khi còn thời gian để cầm tờ báo giấy lên, người đọc nó ắt cũng có cuộc sống “bình thường” hơn người thường xuyên đi mây về gió trong không gian mạng.


Người ta thường nói nồi cơm của báo giấy (tức khách hàng quảng cáo) sẽ dần dần chuyển qua báo mạng hết. Đã có đủ chiêu trò quảng cáo thu hút sự chú ý của người đọc báo mạng, từ quảng cáo nhấp nháy trên trang tin đến quảng cáo nhảy chồm ra, cả hình lẫn tiếng, ở góc màn hình, từ quảng cáo hiển thị đến quảng cáo dựa vào kết quả tìm kiếm. Nhưng thực tế cho thấy quảng cáo trên báo mạng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu quảng cáo với mức tăng trưởng không đáng kể. Theo thống kê của TNS Media, tổng phí quảng cáo trên tất cả các phương tiện truyền thông tại Việt Nam năm 2011 đạt 16.357 tỉ đồng, trong đó Internet chiếm 4,89%. Vì sao như vậy?

Vì nhà quảng cáo bỏ tiền ra khôn ngoan lắm chứ không dễ bị thuyết phục bởi số lượng người vào đọc. Nối kết cái đặc điểm của người đọc báo mạng nói ở phần đầu với chuyện trình ra quảng cáo để thu hút người click chuột, chúng ta thấy xu hướng là người đọc báo mạng bị dẫn dắt để bỏ qua quảng cáo. Người đọc tin bằng feeds (một dạng tự động đẩy tin bài về thiết bị của người dùng) hoàn toàn không thấy quảng cáo; người đọc bài qua giới thiệu chia sẻ trên Facebook, Twitter, blog hay e-mail cũng không dễ gì bị phân tâm bởi quảng cáo, nhất là khi họ vào các mạng xã hội bằng thiết bị cầm tay.

Một đặc điểm của báo mạng là cạnh tranh nhau thu hút người xem và bởi đám đông vô danh thường đầu hàng bản năng nên đa số người xem sẽ tò mò thích chuyện phòng the, chuyện đâm chém. Đây là cuộc cạnh tranh cùng nhau xuống đáy xem thử ai bạo gan hơn, đến nỗi nhiều loại bài được đọc nhiều nhất trên một số báo mạng nghe không khác gì truyện khiêu dâm là mấy. Cuộc đua xuống đáy này không thu hút được nhà quảng cáo và không sớm thì muộn cũng bị người đọc mệt mỏi chán chường quay lưng. Nhà quảng cáo khôn ngoan lánh xa loại tin bài khiêu khích, giật gân khi tình cảm của người đọc dễ dàng xoay trở bất ngờ.


Thế giới báo in, báo mạng đang trải qua nhiều thay đổi, ngày càng ít người chịu đọc báo giấy bởi công cụ để đọc báo mạng ngày càng nhiều, ngày càng dễ tiếp cận và ngày càng rẻ. Người viết báo giấy chỉ còn một cách an ủi: dù sao sự thay đổi chỉ nhắm vào phương tiện chuyển tải thông tin còn bản thân người sản xuất ra và truyền đạt thông tin vẫn cần thiết dù ở thời nào. Vấn đề là tìm cách thích ứng với hoàn cảnh mới trên một phương tiện mới.

Không đúng. Thế hệ người viết báo giấy với những quy tắc như kiểm chứng thông tin, sự chừng mực không đuổi theo sự giật gân câu khách, sự kiềm chế trong lựa chọn đề tài, sự đánh giá thế nào là tin đáng đưa... sẽ bị thải loại trong thế giới báo mạng. Bởi báo mạng với những yêu cầu khác hẳn sẽ tạo ra một thế hệ người viết khác hẳn. Các yêu cầu nhanh, gọn, thẳng, được họ đáp ứng. Các giá trị như số người đọc, sự đáp ứng những phản hồi nhanh chóng được tôn trọng. Và thế hệ người viết này sẽ không tiếp nhận thế hệ người viết báo giấy. Bởi phương tiện chuyển tải thông tin thay đổi thì con người trong hệ thống phải thay đổi theo.

Trong lúc đó người đọc báo mạng tham gia vào quá trình tạo ra thông tin. Đó không chỉ là phần nhận xét (comment) cuối tin bài. Đó còn là cái click chọn lựa, đẩy tin này lên trên danh sách được đọc nhiều nhất; là nhận xét đi kèm khi giới thiệu một bài trên Facebook. Bất kể người đọc có nhiều bạn bè hay không, họ đọc, nhận xét và giới thiệu - thế là đủ với thế giới ảo của họ. Sự tương tác giữa hai giới này sẽ đẩy báo mạng đi về đâu - không ai có thể đoán trước được. Chỉ có một điều chắc chắn - đọc báo, giờ đã khác xưa!

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

CHÚNG TA LÀ HÌNH HAY LÀ BÓNG


Nhà văn Đan Mạch Andersen có một cậu chuyện về cái bóng của một nhà bác học, một hôm được ông cho phép được rời khỏi mình đi lại tự do. Ngày nọ, cái bóng quay trở về, sang trọng và giàu có đến mức ông không nhận ra. Rồi đến khi, nhà bác học lại trở thành cái bóng của chính cái bóng mình, và cuối cùng bị nó giết chết. Câu chuyện tôi đọc từ lúc bé thơ, nhưng mãi ám ảnh về những gì lẽ ra lệ thuộc vào con người lại trở nên ghê gớm đến nỗi có thể biến chúng ta thành nô lệ của chúng…

Thời gian này, trên mạng xã hội facebook vẫn còn thấy đường link của những trang blog vốn rất “ăn khách” từ mấy năm trước. Chủ nhân các blog phải nhờ đến mạng xã hội để chuyển thông tin không phải là không có lý do, lượng người sử dụng và thời gian truy cập các mạng xã hội đã tăng rất nhanh, hơn gấp ba lần chỉ trong vòng ba năm qua (theo dữ liệu của comSore) và dĩ nhiên, theo đó độc giả của blog cũng giảm xuống gần như tương ứng.

Một bloger nói “mạng xã hội nhảm nhí, chỉ toàn khoe hình ảnh sinh hoạt vớ vẩn, khoe con cái,…”. Tuy nhiên nhận xét đó không làm chậm đi được trào lưu mạnh mẽ này. Theo một nghiên cứu đăng trên tờ New York Times năm ngoái, blog chỉ còn phù hợp với những người lớn tuổi, những người có khả năng (và thích) viết dài, phân tích sâu. Nhưng giờ đây, dù muốn hay không, họ cũng phải làm quen với mạng xã hội do phần đông độc giả của họ và giới trẻ đã chuyển hẳn sang mạng xã hội, nhất là Facebook, nơi mỗi cá nhân có thể thể hiện và cập nhật mình bằng rất nhiều cách vừa dễ, vừa nhanh, gọn, đồng thời vẫn giữ được kết nối với bạn bè và người thân.


Các nhà nghiên cứu về văn hóa mạng cho rằng, sự thoái trào của blog và sự lên ngôi của mạng xã hội liên quan đến việc giới trẻ ngày càng ít có thời gian để suy nghĩ sâu và viết về những câu chuyện trong cuộc sống, mà thay vào đó là mô tả những tình trạng, diễn biến ngay tức thời. Điều này có nguyên nhân từ việc phần lớn cư dân mạng đang chuyển sang truy cập Internet bằng các thiết bị d động vì nó thuận tiện hơn, mọi lúc, mọi nơi. Và điện thoại di động với màn hình nhỏ, và không có bàn phím như máy tính, thì phù hợp với những gì ngắn gọn và nhanh nhất, như những dòng trạng thái và hình ảnh chớp nhoáng kiểu “đang ăn trưa ở nhà hàng XYZ cùng với A,B,C”.

Các nhà nghiên cứ lưu ý rằng, điều đó có nghĩa là chính các phương tiện đang định dạng một thế hệ mới với văn hóa và cách thể hiện bản thân mới. Nghĩa là, không phải phương tiện sinh ra để phục vụ con người, mà con người đang trở thành nô lệ của phương tiện. Đó là lý do tôi lại nhớ lại câu chuyện Cái bóng của Andersen.

Một cô bạn theo tôi về quê mấy ngày và nhờ tôi dẫn đi chơi. Dĩ nhiên là tôi rất vui lòng. Chỉ có điều, suốt cuộc đi chơi, cô ấy hầu như không chú ý gì đến cảnh vật, con người, lịch sử của một nơi chốn mà tôi rất sẵn lòng giới thiệu. Nếu không phải đang “online” trên điện thoại, thì cô ấy cũng liên tục tạo dáng và nhờ tôi chụp hình ảnh cô ấy ở mọi nơi, mọi tư thế. Để đưa lên Facebook, cô nói.

Mỗi ngày bình thường, cô cũng đã đưa lên mạng xã hội không ít hơn vài ba cập nhật, về mọi hình ảnh mình hiện diện ở khắp nơi, từ ăn uống, làm việc, vui chơi, và những câu trạng thái thể hiện mình là một cô gái đẹp, sành điệu, thông minh, quyến rũ và thành đạt…Cô nhận vô số lời bình khen ngợi, ngưỡng mộ từ các “fan” nam, nữ. Một lần gặp lại cô, tôi hỏi, em đang rất hạnh phúc và mỹ mãn phải không, theo những gì chị thấy trên Facebook. Cô nói, nhìn vậy thôi chị ạ, em có nhiều chuyện buồn phiền, em thật sự đang rất khủng hoảng và hoang mang. Thế nhưng chẳng có ai để em chia sẻ điều đó cả.

Tôi không thể giúp gì được cho cô bởi chính cô đã xây dựng nên chân dung của bản thân mình theo cách đó, và trở thành nạn nhân của nó. Càng cô đơn và hoang mang, cô gái càng tiếp tục tự xây dựng nên một hình ảnh hào nhoáng về bản thân, và càng ngày càng khó quay trở về con người thật của bản thân mình. Tôi không giúp gì được co cô cũng như trong chuyến đi chơi chung ấy đã không thể chỉ cho cô thấy những điều rất đẹp của một nơi chốn mà nếu muốn biết, cô cần có thời gian và một đời sống nội tâm bình yên để quan sát, lắng nghe và cảm nhận.

Cô gái, cũng như rất nhiều thành viên của các mạng xã hội - nhất là giới trẻ, đang xây dựng ở đó một cái bóng lộng lẫy của mình, và rồi lại trở thành nô lệ của nó.

Và nếu đó không phải là một hình ảnh thật, hãy nhớ rằng, không phải mọi sẻ chia, quan tâm, những phản ứng của những thành viên khác cũng hoàn toàn là thật. Có khi nhấn nút “like” (ưa thích) chỉ vì muốn được người ta “like” lại. Có khi tưởng mình biết nhiều về một người, chỉ vì thông tin người ấy cập nhật thường xuyên, mà không phải vì mình thực sự quan tâm và được người ấy thực sự chia sẻ. Có những bạn trẻ có hàng ngàn bạn bè trên Facebook và trở thành “hotboy”, “hotgirl”, nhưng không có lấy một người bạn tâm giao thật sự cho mình. Đã có những nghiên cứu ban đầu về những người bị tổn thương, khủng hoảng tâm lý và cảm thấy bị phản bội, bị xâm phạm đời tư về những ảo tưởng trên mạng như thế.


Quay lại chuyện cái bóng, lớn lên đọc lại, tôi biết rằng đó là một ẩn dụ nhiều tầng lớp. Không phải tại cái bóng quá ghê gớm, mà vì nhà bác học đã không kiểm soát nó, đã quá coi trọng nó, không xem nó là cái bóng như đúng ra nó phải thế. Và nhà bác học cũng không phải bị giết chết như trong truyện đã kể. Thật ra ông vẫn sống, ông chính là cái bóng đó, nhưng không còn là ông nữa. Đó là một cái chết từ từ, êm ái, chết lúc nào không hay.

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

HỒI CHƯA CÓ ĐIỆN THOẠI


Mấy tháng nay, tôi giận một người bạn chỉ vì gọi điện cho anh không được, mặc dù điện thoại anh vẫn đỗ chuông. Tôi gọi cho anh, không có việc gì phức tạp đến nổi anh phải né tránh, chẳng qua là gọi để chia sẻ công việc trồng phong lan. Như anh từng nói với tôi, phong lan có sức quyến rủ kỳ lạ, hễ dính vào nó là đam mê, mà khi đã đam mê thì cần có người chia sẻ. Nhưng khi tôi cần anh chia sẻ thì gọi điện anh không bắt máy.

Từ khi loài người sáng chế ra cái điện thoại di động, nó mang lại cho đời sống chúng ta hàng trăm thứ tiện ích và hữu ích, nhưng, có lẽ nó cũng mang lại cho chúng ta một nỗi bực mình khi gọi hoài mà bên kia không cất tiếng a-lô.

Lúc đầu, tôi tự an ủi mình bằng ý nghĩ rằng chắc anh quá bận với công việc giảng dạy ở các trường đại học. Nhưng dần dà, tôi hiểu đó không phải là lý do, bởi dù bận đến đâu thì cũng có giờ nghĩ trưa, cũng còn buổi tối, khi mở máy ra, nó hiện lên bao cuộc gọi nhỡ, bao tin nhắn mới.

Nhiều người, nhất là những người nổi tiếng, những người có quyền cao, hoặc những kẻ lắm tiền, khi thấy điện thoại hiện lên số lạ, họ không bắt máy. Nhưng tôi không thuộc ba loại người trên, tôi có thói quen, mỗi khi thấy cuộc gọi nhỡ, dù là số lạ, tôi vẫn phải gọi lại để xin lỗi vì sao lúc đó tôi không bắt máy, vì bỏ quên điện thoại ở đâu đó, hoặc vì lúc đó hai tay đang làm việc dưới nước, dưới bùn. Bởi tôi nghĩ rằng, khi người ta gọi đến mình, chắc hẳn phải có một nhu cầu tối thiểu.

Tôi có người bạn, cách đây hai năm, thỉnh thoảng anh đến cơ quan hoặc đến nhà tìm tôi mà không hề báo trước. Tôi nói sao không gọi điện báo một cái, lỡ tôi đi vắng thì sao, anh cười, nói quen rồi, cái thói quen hồi chưa có điện thoại.


Hồi chưa có điện thoại ! Một câu nói bình thường mà gợi biết bao kỷ niệm buồn vui. Cách đây hơn ba mươi năm, tôi làm việc cho một tiệm vẽ truyền thần ở một góc phố Cà Mau. Có một chiều cuối năm, chạnh lòng nhớ người bạn gái ở ngoại thành, tôi lội bộ đi thăm, lang thang trên con đê dài hơn mười  cây số. Khi đến chỗ con đập cách nhà cô ấy vài trăm mét thì mới hay đập bể, nước chảy băng băng như cắt, trời chạng vạng, ngồi chờ hơn nửa giờ không thấy xuồng qua. Nhìn mặt nước rộng gần hai mét, tôi cứ phân vân, không lẽ lội bộ trở về. Cuối cùng, tôi lấy hết sức lực, co giò nhảy qua. Một cái bùm ! Tôi hì hục chiến đấu với dòng nước siết, mất mấy phút mới leo được lên bờ. Trong bóng đêm, gió bấc thổi vù vù, lạnh cóng, lại phải đứng trước sự phân vân, không thể mang cái thân ướt đẩm thế nầy bước vô nhà cô ấy, lại càng không thể chịu lạnh trở về trên đoạn đường hơn mười cây số. Chợt nhớ có nhà thằng bạn ở cách nhà cô ấy vài ba trăm mét, tôi co người, cắn răng chạy đến. Nó lấy quần áo cho tôi thay rồi luộc con gà, hai thằng ngồi nhậu.

Sáng hôm sau, tôi hình dung một cuộc gặp gỡ, cô ấy sẽ cảm động biết chừng nào khi nghe tôi kể về tai họa của con đập bể. Nhưng than ôi, cô ấy đã xuống tàu đò đi chợ lúc hừng đông ! Thơ thẩn, ngậm ngùi, tôi lang thang trở lại. Cũng may, con đập bể giờ đã có ai đó bắc chiếc cầu tạm đi qua. Gần ba giờ sau, tôi trở về tiệm vẽ, chị bán thuốc lá phía trước cho hay: “Có một cô gái đứng ngoài cửa tiệm chờ cậu hơn tiếng đồng hồ, tôi nói chắc là hôm nay cậu đến trễ, chờ hoài không được, cổ mới vừa đi”. Tôi hỏi chị thấy cô ấy ra sao, chị nói ngắn gọn: “ Cao ráo, tóc dài chấm lưng, cặp mắt buồn buồn, mặt hiền, rất dễ thương”. Vậy là đúng rồi ! Tôi co giò chạy xuống bến tàu, nhưng lại than ôi ! Tàu vừa xuất bến ! Tôi chỉ kịp thoáng thấy “ cặp mắt buồn buồn, mặt hiền, rất dễ thương”.

Rồi vì cuộc mưu sinh, tôi làm kẻ giang hồ vặt, mất liên lạc mấy năm, cô ấy lấy chồng, chưa kịp nghe tôi kể câu chuyện về một buổi chiều chạng vạng, gió bấc thổi vù vù, có một gã si tình loi ngoi giữa con đập bể ...

Hôm qua, con gái tôi từ bên kia bờ đại dương gọi điện về, nói cha lên skype, mang laptop ra vườn cho con xem cây trái, phong lan nhà mình bây giờ ra sao. Lúc ấy tôi đang nằm đọc Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, đoạn nói về Tổng binh Trần Thượng Xuyên và Tổng binh Mạc Cửu. Chẳng có gì gọi là sự trùng hợp ngẩu nhiên giữa cú điện thoại của con gái và những câu chuyện trong sách, nhưng tôi lại nghĩ ngợi lung tung. Rằng, năm 1679, Trần Thượng Xuyên cùng ba ngàn tàn quân của nhà Minh sang nước ta tỵ nạn nhà Thanh, Chúa Nguyễn mở lòng đón nhận, phong cho ông chức Tổng binh và cho khai phá đất Đồng Nai, lập nên Đại phố châu đồ sộ. Cũng thời điểm ấy, Mạc Cửu, cũng một di thần nhà Minh từ Lôi Châu sang khai phá đất Hà Tiên, lập nên tiểu vương quốc và xin làm thuộc quốc của nhà Nguyễn. Câu chuyện lịch sử của người Minh Hương ai cũng biết, nhưng bất ngờ từ cú điện thoại của con gái từ bên kia bờ đại dương gọi về đòi lên skype để xem khu vườn, cây trái, phong lan với khoảng cách nửa vòng trái đất làm cho những câu chuyện trong sách bật lên trong tôi câu hỏi, rằng, khoảng cách giữa hai miền đất Đồng Nai với Hà Tiên của hơn ba trăm năm trước là rừng thiêng nước độc, là sông núi cách ngăn, vậy thì bằng cách nào để hai vị tướng ấy kết nghĩa thông gia: Trần Đại Định - con trai của Trần Thượng Xuyên kết hôn với Mạc Thị Kim Lan - con gái Mạc Cửu ? Trần Đại Định sau khi nối ngôi Trần Thương Xuyên, bị tướng Phúc Vĩnh vu oan và chết oan trong ngục thất, anh trai của Mạc Thị Kim Lan là tướng Mạc Thiên Tứ cho người ra Trấn Biên rước em gái của mình trở về với đất Hà Tiên.

Phải chăng, người xưa giải thích rằng: Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ ?


Hồi chưa có điện thoại !

Một hôm, những thằng bạn cũ gặp nhau, đứa nầy nhìn tóc đứa kia, những mái đầu lơ phơ sợi trắng, nhắc lại những câu chuyện của ba mươi năm về trước, “hồi chưa có điện thoại”, nhớ nhau là cỡi xe đạp đi tìm, không hẹn trước, vậy mà cứ quây quần, bù khú, rượu cây lý, bia lên cơn, cóc ổi vỉa hè. “Hôm qua tao tìm mầy cả buổi”, những lời trách móc nghe sao mà quá dễ thương, những câu chuyện tìm nhau của cái “hồi chưa có điện thoại”, bạn đi tìm bạn, cha đi tìm con, con đi tìm cha, chồng đi tìm vợ, vợ lặn lội tìm chồng, người yêu tìm kiếm người yêu... những chuyến xe, chuyến tàu băng qua bao vạn lý, chở nặng nỗi nhớ thương và khát vọng... Những câu chuyện cảm động ấy tưởng như mới hôm qua mà đã trở thành cổ tích khi điện thoại, tin nhắn, mail, chat, skype... rút ngắn khoảng cách giữa con người, thu hẹp trái đất trong chiếc iphone.

“Hôm qua tao tìm mầy cả buổi !” Lời trách dễ thương ấy giờ được thay bằng câu nói bực mình: “Hôm qua tôi gọi mấy lần mà anh không bắt máy”, hoặc: “Tôi nhắn tin, tôi gởi mail mà không thấy anh trả lời”.

Nghĩ tới nghĩ lui, dường như tôi không còn buồn giận cái anh bạn trồng phong làn của tôi nữa, bởi người xưa đã nói: Vô duyên đối diện bất tương phùng.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

CHỦ NHẬT BUỒN...

.

Ngày chủ nhật lang thang trên phố
Qua mấy con đường mà chẳng biết đi đâu
Đến lối cũ tím màu thương nhớ
Cuối con đường nơi ấy đã chờ nhau
Lê Trung Nguyên TGĐ Hưng Thịnh 0903317646 0946317646 05013683852 Trần Trung Hiếu El Mondo 0973940221 37203920
Đi mãi đi hoài rồi chẳng biết đi đâu
Phố chật hẹp sao người đông đúc thế
Ta vẫn chỉ một mình đơn lẻ
Hỡi em yêu em đang ở nơi nào
Nguyễn Gia Tường GĐ Khải Nguyên 0979767309 Nguyễn Hữu Hưng GĐ 3H 0977116868 Huỳnh Thanh Vạn GĐ 0908284299
Sống giữa đời thường vui lẫn buồn đau
Một ngày vắng em lòng thêm trống trải
Thời gian đi có bao giờ trở lại
Lòng tôi buồn em có biết cho không
Nguyễn Ngọc Tính GĐ Tân Hoà 1 0915450789 Ngô Đoan Chính GĐ Green House 0913909835 Nguyễn Đức Tú 0903069789
Thu đã qua rồi trời sắp sang đông
Có cái lạnh xót lòng ngày xa cách
Đếm thời gian trôi ly cà phê tý tách
Những giọt buồn giọt đắng giữa lòng đây
Nguyễn Đình Phương GĐ Alpha 0908200040 Nguyễn Chiến Thắng GĐ Scansia Pacific 0903804566 Đinh Thị Hương Nga 0903801887

Ước bây giờ được nắm một bàn tay
Bàn tay của em nhỏ bé
Để hôn lên bàn tay em thế
Nép bên nhau khi gió lạnh đông về

Yêu em nhiều lòng dằng dặc tái tê
Dằng dặc thời gian, điệp trùng thương nhớ
Có ngọn gió thổi qua trước cửa
Ngỡ như em đang đứng đợi bên thềm

Yêu lắm cuộc đời khi tôi có em
Được nghe em hờn, được em giận dỗi
Cứ như trở về thời nông nổi
Những vui buồn của tuổi đôi mươi…

Chủ nhật buồn thương nhớ lắm em ơi
Tôi thành kẻ lang thang trên phố
Bất chợt gặp con đường lối cỏ
Tưởng như em đang đứng đợi hôm nào…

ĐỪNG PHỤ LÒNG CHA MẸ



Nếu một mai thấy cha mẹ già yếu
Hãy thương yêu và thấu hiểu song thân.
Những lúc ăn, Mẹ thường hay vung vãi
Hay tự Cha không mặc được áo quần.
Đánh giá hiệu quả hội chợ LifeStyle Vietnam năm nay, theo tôi là tương đối đạt. Có sự cố gắng đầu tư về hình thức hội chợ, thiết kế...
Hãy nhẫn nại nhớ lại thời thơ ấu
Mẹ đã chăm lo tã, áo, bế bồng.
Bón cho con từng miếng ăn, hớp sữa
Cho con nằm trong nệm ấm chăn bông.
Đánh giá hiệu quả hội chợ LifeStyle Vietnam năm nay, theo tôi là tương đối đạt. Có sự cố gắng đầu tư về hình thức hội chợ, thiết kế...
Cũng có lúc con thường hay trách móc
Chuyện nhỏ thôi mà mẹ nói trăm lần.
Xưa kia bên nôi, giờ con sắp ngủ
Chuyện thần tiên mẹ kể mãi không ngừng.
Đánh giá hiệu quả hội chợ LifeStyle Vietnam năm nay, theo tôi là tương đối đạt. Có sự cố gắng đầu tư về hình thức hội chợ, thiết kế...
Có những lúc Cha già không muốn tắm
Đừng giận cha và la mắng nặng lời
Ngày còn nhỏ, con vẫn thường hay sợ nước
Từng van xin "đừng bắt tắm, mẹ ơi !"
Đánh giá hiệu quả hội chợ LifeStyle Vietnam năm nay, theo tôi là tương đối đạt. Có sự cố gắng đầu tư về hình thức hội chợ, thiết kế...
Những lúc Cha không quen xài máy móc,
Chỉ cho Cha những hướng dẫn ban đầu.
Cha đã dạy cho con trăm nghìn thứ
Có khi nào cha trách móc con đâu?
Đánh giá hiệu quả hội chợ LifeStyle Vietnam năm nay, theo tôi là tương đối đạt. Có sự cố gắng đầu tư về hình thức hội chợ, thiết kế...
Một ngày nọ khi cha mẹ lú lẫn
Khiến cho con mất hứng thú chuyện trò
Nếu không phải là niềm vui đối thoại
Xin đến gần và hãy lắng nghe cha.
Đánh giá hiệu quả hội chợ LifeStyle Vietnam năm nay, theo tôi là tương đối đạt. Có sự cố gắng đầu tư về hình thức hội chợ, thiết kế...
Theo tôi, hiệu quả thực của thực phẩm chức năng giảm cân Angel Look, Gentleman Fit trên cơ thể người là an toàn, ít tác dụng phụ...
Có những lúc mẹ không buồn cầm đũa
Đùng ép thêm, già có lúc biếng ăn
Con cần biết lúc nào cha thấy đói
Lúc nào cha thấy mệt, muốn đi nằm.
Theo tôi, hiệu quả thực của thực phẩm chức năng giảm cân Angel Look, Gentleman Fit trên cơ thể người là an toàn, ít tác dụng phụ...
Khi già yếu phải nương nhờ gậy chống
Xin nhờ con đỡ cha lấy một tay
Hãy nhớ lại ngày con đi chập chững
Mẹ dìu con đi những bước đầu ngày.
Theo tôi, hiệu quả thực của thực phẩm chức năng giảm cân Angel Look, Gentleman Fit trên cơ thể người là an toàn, ít tác dụng phụ...
Một ngày kia, cha mẹ già chán sống
Thì con ơi, đừng giận dữ làm chi!
Rồi mai này đến phiên, con sẽ hiểu
Ở tuổi này, sống nữa để làm chi?
Theo tôi, hiệu quả thực của thực phẩm chức năng giảm cân Angel Look, Gentleman Fit trên cơ thể người là an toàn, ít tác dụng phụ...
Dù mẹ cha cũng có khi lầm lỗi
Nhưng suốt đời đã làm tốt cho con
Muốn cho con được nên người xứng đáng
Thì giờ đây con cũng chẳng nên buồn.
Theo tôi, hiệu quả thực của thực phẩm chức năng giảm cân Angel Look, Gentleman Fit trên cơ thể người là an toàn, ít tác dụng phụ...
Con tức giận có khi còn xấu hổ
Vì mẹ cha giờ ăn đậu ở nhờ
Xin hãy hiểu và mong con nhớ lại
Những ngày xưa khi con còn tuổi ấu thơ.
Theo tôi, hiệu quả thực của thực phẩm chức năng giảm cân Angel Look, Gentleman Fit trên cơ thể người là an toàn, ít tác dụng phụ...
Hãy giúp Mẹ những bước dài mệt mỏi
Để người vui đi hết chặng đường đời.
Với tình yêu và cuộc đời phẩm giá
Vẫn yêu con như biển rộng sông dài.
Theo tôi, hiệu quả thực của thực phẩm chức năng giảm cân Angel Look, Gentleman Fit trên cơ thể người là an toàn, ít tác dụng phụ...
Luôn có con, trong cuộc đời
Yêu con, có mấy lời cho con.
Ba Mẹ của con.