Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

ANH PHÚC TUYỂN VỢ



Có một người tên Thái Phúc, mồ côi từ bé, cũng chẳng có ai ruột thịt mà nương tựa, bị cuộc sống thúc ép phải bỏ nhà đi kiếm ăn từ năm mười sáu tuổi. Thấm thoắt đã mấy chục năm trôi qua, giữa lúc dân làng sắp quên hẳn thì ông ta lù lù trở về. Ai cũng có chút ngạc nhiên, càng sửng sốt hơn là trong ngần ấy năm, ra ngoài kiếm sống ông đã đem về được hơn tỷ đồng. Về làng không bao lâu, Thái Phúc thuê đội xây dựng làm một ngôi nhà gác xinh xinh mà sang trọng. Đương nhiên cũng có một điều đáng tiếc cho ông Phúc, trong bao nhiêu năm đi xa lăn lộn làm ăn, ông đã bỏ lỡ việc xây dựng gia đình nên bây giờ sống quạnh quẻ lẻ loi. Thế là có người mách với ông rằng hiện nay người ta sính đăng quảng cáo tìm bạn đời qua báo chí, ông có bạc tỷ trong tay, thế nào chẳng tìm được một cô vợ trẻ.
Hội chợ Vifa Fair, Vifa Home là Hội chợ chuyên ngành đồ gỗ và trang trí nội thất Việt Nam do Hawa Corporation tổ chức
Ông Phúc nghĩ bụng, ừ cũng phải, đấy quả là một cách hay, mình phải lấy được một cô gái tân. Thế là ông Phúc cậy người viết một bản tin nhắn đăng lên báo tìm bạn đời: "Thái Phúc, đàn ông, sáu mươi hai tuổi, chưa vợ, hiện có một ngôi nhà gác nhỏ và một tỷ đồng gửi ngân hàng, muốn tìm một cô gái chưa chồng xinh đẹp làm bạn đời. Nếu ai bằng lòng xin liên hệ với tôi ở làng ... xã ... huyện ... tỉnh ..."
Hội chợ Vifa Fair, Vifa Home là Hội chợ chuyên ngành đồ gỗ và trang trí nội thất Việt Nam do Hawa Corporation tổ chức
Vài ngày sau khi đăng báo, ông vẫn chẳng thấy có động tĩnh gì. Ông tỏ ra thất vọng, nghĩ hai đêm liền, rồi dường như vỡ lẽ ra một điều, ông liền sửa độ tuổi của mình giảm đi mười năm, còn các nội dung khác vẫn giữ nguyên, lại gửi đăng báo. Nhưng lần này cũng thế, tin đăng đã lâu lắm mà chẳng thấy tin tức gì cả.
Hội chợ Vifa Fair, Vifa Home là Hội chợ chuyên ngành đồ gỗ và trang trí nội thất Việt Nam do Hawa Corporation tổ chức
Ông Phúc lại đánh liều, hạ tuổi mình xuống thêm mười năm nữa, còn bốn mươi hai tuổi, rồi nhét cả tin lẫn chi phí quảng cáo vào phong bì gửi cho tòa soạn.
Hội chợ Vifa Fair, Vifa Home là Hội chợ chuyên ngành đồ gỗ và trang trí nội thất Việt Nam do Hawa Corporation tổ chức
Vài hôm sau, tòa soạn gửi cho ông số báo có đăng tin tìm bạn đời của ông. Ông Phúc chẳng thèm bóc ra xem, tiện tay quảng vào một xó.
Hội chợ Vifa Fair, Vifa Home là Hội chợ chuyên ngành đồ gỗ và trang trí nội thất Việt Nam do Hawa Corporation tổ chức
Vifa Fair là Hội chợ triển lãm đồ gỗ nội ngoại thất & thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ngay tại Việt Nam, quốc gia sản xuất...
Qua đi vài hôm, những lá thư nhận lời ông gửi đến tới tấp như tuyết rơi. Các ứng viên phần lớn là những cô gái chưa chồng xinh đẹp như tiên, nhiều cô còn gửi kèm ảnh màu. Người đẹp trong ảnh, cô nào cũng ngồn ngộn sức sống làm xiêu lòng Thái Phúc. Thái Phúc hớn hở mừng thầm, tự nhủ: "Đúng là cái tuổi bốn mươi có sức mạnh hơn cả". Ông xem kỹ từng bức thư, ngắm nghía từng bức ảnh để chọn một người bạn đời ưng ý nhất.
Vifa Fair là Hội chợ triển lãm đồ gỗ nội ngoại thất & thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ngay tại Việt Nam, quốc gia sản xuất...
Khi Thái Phúc đang say sưa chìm đắm trong đống "người đẹp", thì bỗng dưng người đưa thư mang đến một bức điện của tòa soạn. Ông Phúc có phần sửng sốt, bóc ra xem, một dòng chữ hiện ra trước mắt:
Vifa Fair là Hội chợ triển lãm đồ gỗ nội ngoại thất & thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ngay tại Việt Nam, quốc gia sản xuất...
- “Thưa ngài Thái Phúc, chúng tôi không may đã in nhầm tuổi của ngài bốn mươi hai thành chín mươi hai trong nội dung nhắn tin tìm bạn đời của ngài. Thành thật xin lỗi ngài. Chúng tôi sẽ cải chính trong số báo kỳ tới.”
Vifa Fair là Hội chợ triển lãm đồ gỗ nội ngoại thất & thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ngay tại Việt Nam, quốc gia sản xuất...
Đọc xong, ông Thái Phúc chỉ còn biết nhăn nhó khóc dở mếu dở…
Vifa Fair là Hội chợ triển lãm đồ gỗ nội ngoại thất & thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ngay tại Việt Nam, quốc gia sản xuất...

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

SEN TRONG TÔI

Loài hoa thanh khiết, có nguồn gốc lâu đời ở phương Đông mang vẻ đẹp tượng trưng cho sự thánh thiện, thanh khiết, luôn cố gắng vươn lên để đến được nơi tươi sáng nhất... đã được các thi sĩ, văn sĩ, họa sĩ, cư sĩ đưa vào trong các tác phẩm của mình để truyền lại cho con cháu đời sau.

Nơi nào sen mọc thì nơi ấy nước lắng trong

Tôi cảm nhận sen qua lời kể trân trọng của người lớn trong gia đình, qua lời giảng của cô giáo trên lớp, qua vị ngọt thanh của hạt khi được quà và qua hương thơm của cốm khi được ra Hà Nội

Tôi chỉ là chú ếch cốm khi tìm đến sen

Tôi cảm nhận sự mở rộng tâm hồn mình chờ ngắm những cánh hoa sen mở ra 

Sen non - Hình 1

Sen non - Hình 2

Sen non - Hình 3

Và ở chính các bạn, sen luôn đẹp theo cách riêng của mình. Phải không ?
ý nghĩa hoa sen, hình hoa sen, hoa sen đạp, thuyết minh về hoa sen, tranh hoa sen, hoa sen group, ton hoa sen, hoa sen wiki, hoa sen university,, padma, renge, hình ảnh cho hoa sen, bản đồ cho hoa sen, thư viện hoa sen, clip hoa sen, nguyễn thị hoa sen, vifa 2013, vifahome, vifafair, gỗ liên minh

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

MÓN NGON LÀ PHẢI GIA TRUYỀN


Người Hà Nội không làm “tô phở to nhất nước”, không gói cơm nắm đường kính khổng lồ, cũng không bày dĩa cốm Làng Vòng kích cỡ lớn để lập kỷ lục Guinness. Miếng ngon Hà Nội chỉ đến từ địa chỉ gia truyền hàng trăm năm. Hình ảnh thương hiệu của hàng đặc sản gia truyền Hà Nội là cảnh xếp hàng rồng rắn rất kỳ lạ.


Có một năm tôi cùng bao người Hà Nội xếp hàng trước cửa hàng số 9 phố Hàng Bông để mua bằng được mấy cái bánh chưng và ít cân giò chả gia truyền Quốc Hương, vì nghe tiếng thơm đồn xa. Rồi khi đến chơi những nhà bạn bè vào mấy ngày Tết, cảm nhận thêm điều gì đã tồn tại trong cách ứng xử của người Hà Nội với miếng ngon đặc sản.

Người Hà Nội khác, rất khác. Chính vì thế họ mới mất công xếp hàng hết nửa buổi vào sáng 30 Tết, một quãng thời gian cực kỳ quý, chỉ để mua mấy cái bánh chưng hay cân giò lụa. Hay người Hà Nội xếp hàng mua bánh Trung thu Bảo Phương, một cảnh tượng gần như trở thành “chuyện cười” trong mắt những người sống ở nơi khác!


Hãy hình dung người Hà Nội thế này. Bữa cơm mời khách đầu năm, được trân trọng bày đúng những món cỗ Tết, tuyệt đối không thay đổi. Tôi nghe điều này từ nghệ sĩ điện ảnh Như Quỳnh, một phụ nữ Hà Nội dạy con gái lúc làm cơm chiều 30 Tết. Nhà văn Tô Hoài cũng từng kể, ông luôn mua bánh chưng Quốc Hương để bày bàn thờ cha mẹ, bởi vì ông bà hồi xưa thích loại bánh ấy. Với quan điểm cổ truyền, đó là cái đẹp và tinh tế đã được sắp đặt từ hàng trăm năm, về miếng ngon và thẩm mỹ. Và nếu trong cuộc sắp đặt nghệ thuật đầu Xuân ấy, một miếng bánh chưng không phải từ hàng gia truyền, rất dễ làm những cái lưỡi bảo thủ ngập ngừng; câu chuyện không có được tình tiết vất vả bon chen lúc mua cái bánh chưng ở Hàng Bông, nó cũng làm bữa ăn đầu năm mất hương vị của… Xuân! Ấy là nhà bình dân còn muốn giữ cái nếp, cái lề như thế. Đến nhà sang trọng, nhà có bà chủ kỹ tính thì “sự gia truyền” còn phải kỹ càng, cẩn thận. Cao cấp với người Hà Nội không mang ý nghĩa thực phẩm nhập từ nước ngoài. Thời điểm Tết, hàng đặc sản phải đến từ làng có tiếng, hay nhà gia truyền trên phố đưa về bữa cơm thì mới gọi là đúng tinh thần một gia đình Hà Nội gốc. Bữa ăn đầu năm người ta không dễ dãi đem khoe trứng cá đen của Nga, hay patê gan ngỗng của Pháp, dù họ có trữ thứ đó trong tủ lạnh. Bà chủ nhà sẽ ý nhị bày ra một bữa truyền thống, để đảm bảo trong mắt khách, gia đình mình là hình ảnh Hà Nội gốc. Khách sẽ thưởng thức những món ấy, đánh giá sự tinh tế của chủ nhà qua việc món ăn cổ truyền Tết ấy có phải là hàng ngon đệ nhất Hà Thành không, bà chủ nấu nướng, dọn món có khéo tay không. Đành giải thích vậy, vì rõ ràng khách sẽ cảm nhận rất rõ như vậy.

Nếu không phải người Hà Nội rất bảo thủ lưu giữ những món “quen thuộc” thì dù bao nhiêu thương hiệu như Coca-Cola, Starbucks, KFC “đổ bộ’, bánh dày, cơm nắm vẫn ùn ùn từ các làng ngoại ô vào phục vụ quãng ăn vặt giữa buổi của các cô hàng lụa khó tính trên phố Hàng Ngang, Hàng Đào bây giờ. Các hàng nước bột sắn dây hương bưởi vẫn là lựa chọn tối ưu trong mùa Hè Hà Nội.

Người Hà Nội chịu cảnh xếp hàng, gây mất trật tự vì cố mua miếng ngon. Họ trân trọng và tự hào biếu nhau miếng ngon đúng điệu đó cho người họ yêu mến. Họ chờ đúng Rằm, khi ánh trăng như cái dĩa vàng giữa trời Thu, thì một cái phòng khách, một cái ban công cũng đủ là không gian thưởng Nguyệt, với hương trà sen và bánh nướng Bảo Phương gia truyền, với cảnh ông bà, bố mẹ, con cháu cùng tận hưởng cái vị tao nhã của mùa Thu. Người Hà Nội thích nói những câu như “Ông đã ăn bánh của bà Bảo Phương từ 40 năm trước. Hương vị bánh nhà ấy không thay đổi, vẫn ngon lắm!”.

Nói thế thì bảo sao có cái đối lập đến thế giữa cuộc sống xã hội và truyền thống của một gia đình Hà Nội? Làm sao dung hoà giữa cảnh nhốn nháo bán mua ngoài phố với cái hương vị tinh tuý của món đặc sản? Còn người bán bánh Trung thu nổi tiếng kia, sao không biết thu xếp tăng sản lượng bánh, để người ta chờ đợi mua hàng, rồi đâm ra cáu gắt, cãi nhau vì muốn mua về miếng bánh gia truyền nhỉ? Bộ nhà làm bánh gia truyền kia không muốn làm giàu? Hẳn bao doanh nghiệp làm bánh ở Sài Gòn sẽ sốt ruột kêu lên như vậy?

Bà chủ của hiệu bánh Trung thu năm đời kia sẽ hỏi ngược lại rằng, cô có biết vì sao bánh nhà tôi được chuộng không? Vì chúng tôi đỏ mắt ngồi lựa từng hạt nếp không quá già, quá non, vì hương bưởi phải mua ở đúng vùng ấy, nhà ấy chỉ có số lượng đến thế, và bí kíp làm bánh phải trân trọng từng công đoạn, không thể làm ào ào bằng máy móc, bất chấp quy tắc, hương vị. Vậy mà các cô chú cứ trách, sao không phát triển lên đáp ứng nhu cầu xã hội, xây dựng thương hiệu khắp năm châu phục vụ mấy triệu Việt kiều. Không làm được đâu các cô, các chú à!

Cafe Lâm Hà Nội - Người, xe, tranh trong không gian cafe

Thế thì bà chủ hàng bánh gia truyền mắc phải tiếng oan khi người ta bảo bà không biết kinh doanh, phát triển thương hiệu đặc sản. Thì ra quan niệm về món đặc sản của Hà Nội rất khác. Nó gói ghém trong ấy cái tinh tuý của món ăn đã đành, nhưng nó vững vàng với thời gian, với cơn lốc của thị trường vì là cái cốt cách của Hà Nội khác với vùng miền khác. Họ trân trọng cái dân dã bình thườn, coi nó là nền nếp nhiều đời phải giữ gìn, như là sự sang trọng của phông văn hoá gia đình. Chính vì địa vị vững váng trong tâm thức, lối sống của người Hà Nội, quà vặt Hà Nội, bánh cuốn Thanh Trì, phở, bún chả, bún thanh, những cốm Vòng chấm chuối tiêu, xôi xéo của những gánh hàng rong… mới được các nhà văn như Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân trân trọng nhả từng chữ, cố miêu tả cái ngon, cái tình và nhất là cái cảnh của miếng quà vặt được tôn lên hàng đặc sản Hà Nội.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

THAY VẠN LỜI CON NÓI



Vạn lời bình, vạn lời nói...
Triệu con tim, triệu tấm lòng...
Đều không thể đáp được tấm lòng mẹ !

VĂN HÓA TẾT VIỆT MÌNH



Đã lại qua một cuối năm. Đã xa lâu lắm rồi cảnh những ngày đôn đáo với bao tất bật dành dụm mua sắm để đón Tết. Cuộc sống thay đổi, mọi thứ đều sẵn có, bây giờ chỉ mất một ngày là có thể sắm một cái Tết ấm no và đủ đầy. Không còn cảnh những người phụ nữ của gia đình nay xách về cân nếp, cân đường, mai nhờ mua bó lá dong, mớ lạt...điều ấy dường như khiến Tết đến muộn hơn ngày trước, và đi nhanh hơn ngày trước. Nhưng dù sao thì với mọi người, khi đào phai khoe sắc, mai vàng bung cánh hay đào rừng hé nụ son thì Tết cũng đã sắp về bên ngoài kia.


Xuân đến với đất phương Nam cũng tưng bừng và hồ hởi như chính bản tính con người nơi đây. Không rụt rè và hững hờ, không âm thầm và lặng lẽ, Tết đến với mỗi gia đình xôn xao và náo nức, như một mùa Xuân thực sự ấm áp, sum vầy.. Tết ùa vào nhà như một cái hẹn trước, bất kể tiết trời có khi nắng cũng có khi mưa, bất kể tiết Lập Xuân chưa tới hãy đã về ngay trong năm cũ...chỉ biết những ngày vui là những ngày Nguyên Đán, dù mưa hay nắng, vẫn đem lại cho mọi người niềm vui dường như sơ khai..Như tính cách hào phóng của người Nam Bộ, “Chẳng phong lưu cũng ba ngày Tết”, bữa tiệc tất niên ở gia đình nào được bày biện ra cái gì cũng mới, cũng đẹp, cũng tinh tươm...Nơi này là bánh chưng, nơi kia đòn bánh tét rất dài, nhưng không thể thiếu tô canh khổ qua dồn thịt hầm điểm chút cọng hành và đĩa thịt kho trứng nước dừa đỏ au màu hổ phách. Từng miếng thịt thơm lựng, mềm nhưng không bã, được dọn cùng đĩa dưa giá hay dưa cải bẹ, từng củ kiệu muối chua trắng phau quyện với chút tôm khô ngọt lịm. Đâu đây còn xấp bánh tráng, nem chua, chả lụa, dưa đầu heo, lạp xưởng..tất cả màu sắc đều tưng bừng rộn rã. Trong thơm ngát mùi nhang, mâm cơm Tết bên cành mai vàng, bên cặp dưa hấu đỏ, như tiếng cười rổn rảng của mùa Xuân sắp về trong thời khắc của đất trời ấm áp.


Khác với miền Nam rực rỡ sắc màu, không khí Tết xứ Thần Kinh thường đến một cách trầm mặc trong hương khói Đại Nội, trong sắc vàng của mai trong các khu nhà vườn bên Kim Long, Vĩ Dạ..Quan niệm mâm cơm ngày Tết nơi dải đất miền Trung này không đòi hỏi cao lương mỹ vị nhưng rất nhiều gia vị và chế biến công phu. Cũng đòn bánh tét nhân đậu xanh thịt mỡ nhưng phải là bánh tét làng Chuồn gói với loại nếp dẻo thơm cùng đĩa dưa món làm từ trái đu đủ già thái mỏng ngâm mắm đường, hợp khẩu vị không gì sánh bằng. Cũng thịt ba chỉ dọn cùng củ kiệu chấm mắm nhưng phải tìm cho được loại mắm ngon như mắm nêm, mắm sò , mắm tôm hay ít nhất cũng là loại mắm ngon nổi tiếng của đất Nam Ô, Thuận An..Cũng đĩa nem, tré, chả không thể thiếu trên mâm cơm cúng gia tiên, nhưng ngày Tết tươm tất hơn với chả lụa, chả thủ, chả tôm hay nem An Cựu, Mụ Tôn nơi cửa Đông Ba..Sự “tỉa vẽ” trong nấu ăn và cách bày biện khéo léo của người phụ nữ Huế là phong cách của người cố đô, điều ấy khiến cho bữa cơm ngày Tết ở miền đất này không chỉ ngon mà còn rất đẹp, như một bức tranh nghinh xuân. Năm mới ở cố đô cổ kính thường đến khi tiết trời vẫn còn cái giá lạnh mùa Đông, nhưng trong mỗi gia đình, không khí vẫn đầm ấm bởi cốt cách bình dị, kín đáo của những tập tục được giữ, bởi sự thu vén đảm đang của người phụ nữ bên mâm cơm, bởi hương trầm trong chiếc lư nhỏ thoang thoảng mời gọi mọi người trong sự sum họp đầy ý nghĩa.


Có thể khi miền Bắc đã không còn nhuốm đầy nắng cuối Đông vàng nhẹ là lạnh, có thể khi chút nắng đầu Xuân chợt hửng sau những ngày lất phất mưa bay, Hà nội mới thực sự Tết. Không còn những đêm gà gật bên nồi bánh chưng sôi lục bục, không còn những sáng tất niên bừng thức dậy bởi tiếng pháo nổ dài bên kia phố, không còn dáng ông ngồi vuốt râu nheo mắt cười nhìn đàn cháu thi nhau nắn nót mấy dòng khai bút, Hà Nội dường như ẩn cái Tết cũ vào sâu hơn trong mỗi gia đình, trong mỗi mâm cơm cúng gia tiên, trong mỗi lòng người xuôi ngược..Cuộc sống no đủ hơn nhiều nhưng cái cách thưởng thức món ăn của người Hà Thành vẫn như xưa, tao nhã, thanh lịch và thiên về thưởng thức để cảm nhận hương vị của món ăn với vị ngọt và hương thơm. Không còn những mâm cỗ ngày Tết cổ truyền xưa với bát đũa sơn son thếp vàng và các món ăn bày biện đủ sáu bát tám đĩa, nhưng truyền thống dù được gia giảm vẫn được các bà các mẹ gìn giữ lại trong mỗi gia đình gốc Hà nội, dẫu một năm chỉ làm sống lại một lần. Trong mâm cỗ rước tổ tiên về ăn Tết ngày nay, vẫn những bánh chưng xanh, dưa hành tím, những thịt gà luộc lá chanh, canh bóng thả, những thịt nấu đông, canh măng, những hạnh nhân xào, canh nấm cúc áo bao giò, những giò lụa, chả quế, những nộm đu đủ, dứa xào lòng gà, những chim hầm hạt sen, cá chép kho giềng..đầy đủ những món ăn làm hài lòng ngay cả những người khách khó tính nhất đến chơi nhà. Hương thơm mở đầu câu chuyện của chén trà sen cũng không làm che khuất sự náo nức tận hưởng món ngon trong niềm hạnh phúc đón chờ năm mới. Người Hà Nội thưởng thức mâm cỗ Xuân cũng như cách thưởng thức ba ngày Tết, bận rộn mà nhàn hạ, đầy đặn mà nhâm nhi. Bao nhiêu món ăn trước bàn thờ gia tiên cũng như bấy nhiêu tâm sự để trang trải nỗi niềm của cả một lòng người, dường như mâm cỗ không đầy đặn thì những nỗi niềm ấy về sau không còn dịp để giãi bày nữa...


Mỗi đời người đều trải qua không ít lần chờ đợi Tết, dù vui hay dù buồn. Chỉ biết rằng chuyện trời đất có mưa hay nắng, có ấm hay lạnh, thì mỗi năm, đúng hẹn, khi nén nhang thơm được đốt lên trước mâm cỗ gia tiên, lòng người ai cũng mong một ngày sum họp, sum họp với đất trời, cỏ cây, hoa lá, với cả những người đã ra đi. Và dẫu rằng ngày nay “chơi Tết” đã nhiều hơn “ăn Tết”, nhưng hình ảnh một cặp bánh chưng xanh trong giỏ xe lạc trên dòng người trên phố cũng khiến ta giật mình nhớ, đâu đó ba bữa Tết, bảy ngày Xuân...

TRÁI TIM TÔI TAN CHẢY



Trái tim tôi tan chảy mỗi khi hai đứa bên nhau. Khi tôi nhìn em... em nhìn... đằng trước, đằng sau và không quên nhìn xung quanh... em phải nhìn kỹ lưỡng vài lần xem có ai "đang dòm ngó theo dõi mình không?" và đến khi chắc chắn không gặp ai quen biết thì em mới ban cho tôi một ánh mắt tình tứ... (có lẽ vì em sợ người quen bắt gặp sẽ trêu.)

Trái tim tôi tan chảy khi mỗi lần cùng em lên cầu Long Biên cầu nguyện bên chiếc khóa tình yêu vĩnh cửu mà có lần em và tôi tự tay “phập” vào thành cầu. Chiếc chìa khóa được phóng sinh ngay sau đó chắc đã yên nghỉ nơi đáy sông hoặc bị sóng ngầm đưa về miền đất mới… Tôi vốn chẳng biết gì chuyện cầu nguyện, chỉ biết lẽo đẽo chở em đi trong tâm trạng phơi phới của một kẻ đang yêu cuồng si. Rồi khi em chắp tay, tôi cũng cầu khấn “như đúng rồi” nhưng thật chất là đang “ti hí” nhìn những con sóng đuổi nhau nơi tràng giang, tai cố căng để nghe những tiếng trầm bổng đang hòa quyện cùng tiếng gió, cũng có lúc tôi cười một mình hạnh phúc vì nghe thấy cả tên mình trong những lời thì thầm to nhỏ thoắt ẩn thoắt hiện kia… Trước lúc đi em bảo em sẽ cầu cho tôi và cho em, cầu cho những điều tốt lành sẽ đến với cả hai đứa, chuyện công chuyện, chuyện gia đình… Nhưng lúc cầu xong tôi hỏi: “Người yêu anh cầu ước gì đấy?” Em lại bảo: “Nói ra mất thiêng, em không nói đâu…”, “Nói cho mình anh thôi, sẽ không ai biết đâu, em cầu gì thế…?” “đã bảo là không mà!”… buồn cười em của tôi thật đấy nhỉ?.


Trái tim tôi tan chảy khi lần đầu tiên được em mời về nhà chơi... như sợ tôi từ chối, em đã lăng-xê rằng "nhà em nhiều món ngon lắm... nào là anh sẽ được ăn bánh chưng nhưng không phải chưng mà là rán, anh sẽ đuợc ăn sấu muối rất ngọt được phủ đường đựng trong những cái lọ rất đẹp và được ăn bánh gai những không hề có gai..." và rồi em vứt một cái nhìn tinh nghịch phán một câu đầy thách thức như "reo vần": "Hà Nội nhiều món ngon... nhưng muốn ăn là một phải lon ton đi khắp phố hai là nhí nhố đi vòng vèo và cũng có thể ruột gan sẽ lèo phèo vì đói"! ... Rối thế nào nữa nhỉ? Em vẽ một viễn cảnh thơ mộng "đầy hấp dẫn" khi đi dạo bên hồ Gươm, "nếu may mắn anh sẽ được gặp cụ rùa, cụ nhìn anh, anh nhìn cụ... hai bên cùng nhìn và tha hồ thán phục nhau". Chẳng để tôi cười ha ha lâu vì những câu nói sưu tầm trên mạng đầy khóa chí em đã "đe nẹt" ngay: nhưng mà anh cũng đừng có tưởng là gặp được người quen khi có ai gọi anh là "anh giai" đấy nhé! mất mạng như chơi! Khi tôi hỏi: Còn gì thú vị nữa không? Em đã phá lên mà rằng: thế anh muốn gọi là "sếp" không?. "Có, nhưng anh có lãnh đạo, quản lý ai đâu mà được làm sếp chứ!". "Chẳng cần, anh chỉ cần vào quán karaoke là được thăng chức ngay, tin không? Vào thử coi"!. Tôi đùa lại "ra Hà Nội vào mùa hoa sữa còn được ngửi mùi hoa sữa và được hoa sữa ngửi lại bằng cách rắc sữa lên đầu đúng không???", em đã lườm và nói với giọng "sờ tin" đến 20 tuổi" "seo ăn bít"! Tôi lại phải khoe răng một cách miễn cưỡng "ha ha ha". Em của tôi vui tính quá.

Tôi còn nhớ như in cả cái đêm đầu tiên ở nhà em. Tôi được mời ngủ trong một cái giường cá nhân nhỏ trên một căn gác rất to giữa một con phố rất nhỏ. Khi màn đêm buông xuống, những âm thanh hối hả của cuộc sống cũng chỉ bớt đi chút ít chứ không "chìm" hẳn, tiếng xe cộ làm tôi khó đi vào mộng mị... "Sao thành phố của em ồn ào thế nhỉ? Chẳng tĩnh mịch giống thành phố của anh tẹo nào..." em đã lanh lợi: "Ơ hay, thế anh không biết thế nào là một thành phố đang ngủ à? Khi ngủ nó cũng phải trở mình và nghiến răng chứ"! Ôi, yêu sao cái nghiến răng làm mẫu của em hôm đó... "kèn kẹt... kèn kẹt... kèn kẹt" mà khiến ai đó trăn trở bao đêm...



Trái tim tôi tan chảy khi em nói "anh ơi ra đây em nói thầm". Nói thầm gì mà mẹ em ở tầng 1 cũng nghe thấy những câu chuyện của em khi em đứng ở tầng 3. Mẹ biết chuyện... em vẫn cứ khăng khăng "rõ ràng là em nói thầm mà, chỉ có anh mách thì mẹ mới biết thôi". Đã đến lúc anh cần biết... nếu tất cả những lần em nói với anh đều là "thầm" thì giọng nói thường ngày của em có độ vang bao xa ???

Trái tim tôi tan chảy khi em ôm chầm lấy tôi ở sân bay mỗi khi tôi đi xa về, ôm chặt, ôm chặt và nức nở, nức nở như chưa bao giờ được khóc. Em nói, vì tôi đi công tác xa vất vả, vì nỗi nhớ da diết của em dành cho tôi mà tôi đã được em "đón tiếp" bằng cái "nghi thức" trang trọng ấy! Em nói em nhớ tôi, tôi biết... chỉ một câu nói của em thôi cũng khiến tôi bị muộn ít nhất là 30 phút taxi vì tôi chẳng thể làm được gì dù là bắt máy trả lời cô tổng đài viên taxi đang thúc giục... Bao nhiêu năm bôn ba ra Bắc vô Nam, tôi mới lại bắt gặp một đôi má bồ quân với cái dáng vẻ bẽn lẽn nhường ấy, làm sao tôi có thể "chỉ đạo" được cái cổ "hãy quay đi đằng khác"! Tôi biết lúc ấy nhẽ ra tôi phải im lặng để tận hưởng chứ không phải huýt sáo như một thằng hâm để che dấu vẻ bối rối. Em là vậy... có sức mạnh hơn bất kỳ thứ gì trên đời.

Trái tim tôi tan chảy cả khi giọng em thốt lên trong đêm: "anh ơi em sợ" mỗi khi nhà em mất điện... hoặc giả có con côn trùng nào "láo toét" dám bén mảng đến nơi ngủ của em. Những dũng sĩ trong những câu chuyện cổ tích hay những chiến binh "trên con đường tơ lụa" mà tôi gửi qua tin nhắn hùng dũng đến mấy cũng chẳng thể trấn an được em... Em bảo: "chỉ có giọng nói của anh mới làm em bớt sợ hơn thôi"! Cũng có lúc em bảo "giá như có anh ở đây thì em sẽ chẳng sợ đâu". Thương quá, muốn gởi cho em cả trăm ngàn lời nói, vạn câu chuyện. Bấm nút gọi, đầu kia "bắt máy" vậy mà chẳng nói được lời nào mặc dù trong tâm trí vẫn ý thức được rằng "nói đi, có người đang muốn nghe mình nói" hơn là những tiếng ậm ừ và sự lúng túng bủa vây.

Thật khó có thể kể hết những gì mà em đã khiến cho trái tim tôi tan chảy. Chỉ biết rằng từ sâu thẳm trong tim tôi biết mình thật may mắn khi có em. Cảm ơn em!

TÌNH BIỆT LY



Cay đắng làm sao, phải không anh ?
Khi trong ta mỗi người một nửa
Em xót xa, ngăn đôi dòng lệ ứa
Anh ngập ngừng uống cạn chén biệt ly
Ta gặp nhau !
Đâu phải thuở xuân thì
Càng không thể trách nhau lới đã hứa.

Anh một lần bẽ bàng duyên hương lửa
Em nửa đời ôm gối chiếc chăn đơn
Biết yêu nhau !
Là oan trái tủi hờn
Rối cuối cùng !
Mình xa nhau mãi mãi …

Anh từ ấy !
Ra đi không trở lại
Em miệt mài - bầu bạn - kiếp thi nhân
Tim nhói đau !
Rạn vỡ đến vạn phần
Hoàng hôn tím sầu giăng.
Chiều tiễn biệt
Gọi tên anh ! Phương trời anh có biết ?
Kỷ niệm đau ! Thềm cũ biếc rêu Phong
Hồn chợt mênh mang
Lòng tự nhủ lòng.
Ta mắc cạn tim hồng …
Người từ ấy !.

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

PHÍA SAU BỜ TRE



Phía sau bờ tre là làng
Là cha, là mẹ, họ hàng anh em
Bóng tre hắt chéo bên thềm
Mái nhà nấp dưới dịu hiền bóng tre

Ấy nơi năm tháng đi, về
Nơi ta trao gửi lời thề cho ai
Lời thề xanh tựa buổi mai
Xanh như câu hát đậu ngoài bờ tre

Nơi này ta gọi là quê
Là nơi yên tĩnh một bề lòng anh
Là nơi đùm bọc rách lành
Củ khoai hạt muối nuôi mình lớn khôn

Là nơi mẹ trao cho con
Câu ca từ quả cau tròn bổ ba
Con mang sức vóc của cha
Tấm làng của mẹ, màu da của làng

Xa xa kia sóng đồng vàng
Con cò vỗ cánh bay ngang chân trời
Dập dìu đâu đó à ơi
Vầng trăng đậu nóc mái gồi bình yên

Con đường anh đi cùng em
Từ nơi ngõ nhỏ ra miền xa xôi
Câu ru xanh suốt một đời
Tiếng tre đưa võng làm lời khúc ru…


Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

LỐI CŨ BÂY GIỜ



Bây giờ làng vắng bóng tre
Đường bê tông dẫn tôi về nẻo xưa
Đồng quê ruộng thiếu, trâu thừa
Trẻ trai ra phố. Cày bừa lão nông

Bây giờ giàn vắng trầu không
Bóng cau đơn lẻ cõi lòng mồ côi
Tường nhà sơn phết thay vôi
Đền đài mồ mả được thời tân trang

Bây giờ đò vắng chuyến sang
Cầu giăng cho phố với làng tìm nhau
Em giờ chẳng giống em đâu
Nói năng quê kiểng pha câu thị thành

Bây giờ sông chẳng thật xanh
Bóng cò lặn lội vào tranh vãn mùa
Giếng khoan hút nước làm mưa
Còn ai gánh nước đong đưa giếng làng

Bây giờ đua kiếm giàu sang
Móng chân xanh đỏ, tóc vàng khoe duyên
Tìm về nẻo cũ, lối quen
Gặp toàn nhà hộp… dựng trên đất làng…



CÓ CÒN VƯƠNG VẤN



Mai ngày rồi sẽ chia tay
Cho tôi nói trước lời này cùng em
Nhỡ rồi quên nhớ, nhớ quên
Đêm đi ngày đến biết tìm nơi đâu

Từ khi dan díu với nhau
Em luôn cay đắng ngọt ngào cùng tôi
Kể từ buồn trộn bào vui
Em luôn là biển sục sôi sóng triều

Tôi yêu tôi nói là yêu
Bữa ăn nhớ sáng, quên chiều vì ai?
Yêu thương một hóa thành hai
Núi cao thấp xuống, sông dài ngắn đi…

Mai ngày rồi sẽ chia ly
Có còn vương vấn chút gì ngày sau
Thôi thì nói trước với nhau
Kẻo rồi tiếc nuối lúc vào hư không…
  

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

NGÂN KHÚC NGUYỆT CẦM



Ai thắp dùm tôi ngọn lửa lòng
Để tôi sưởi lại những ngày không
Để tôi ngùi nhớ vầng trăng cũ
Thuở ấy, chiều mưa trên bến sông.

Người ấy thầm mang một nỗi buồn
Nỗi buồn trăn trở nhớ quê hương
Chạnh lòng thương kiếp người viễn xứ
Đọng chút tình vương ở cuối đường

Người vì chữ hiếu phải sang sông
Một sáng trời trong ửng nắng hồng
Tôi tắt lửa lòng từ dạo ấy
Bao mùa Xuân Hạ với Thu Đông

Thấm thoát mười năm cách biệt nhau
Mười năm mòn mỏi trái tim đau
Vườn hoang thưa nắng tường rêu phủ
Chẳng biết người xưa nay ở đâu

Khắc khoải năm canh nuốt lệ thầm
Trong tôi hoài vọng mối tình câm
Nàng thơ từ dạo sầu lên mắt
Tắt tiếng lòng ngân khúc nguyệt cầm.