Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

MỘT CHIÊU NHẤT THỐNG THIÊN HẠ



Tất cả doanh nghiệp có một chiến lược, ngay cả khi nó là không chính thức, không có cấu trúc và dàn trải. Tất cả các tổ chức đang hướng tới nơi nào đó, nhưng tiếc là một số tổ chức không biết họ đang đi tới đâu. Câu ngạn ngữ xưa nói rằng: “Nếu bạn không biết bạn đang đi đâu, thì bất cứ con đường nào cũng sẽ dẫn bạn đến đó !” cho thấy các tổ chức cần sử dụng khái niệm và kỹ năng quản trị chiến lược. Quy trình quản trị chiến lược đang được nhiều doanh nghiệp nhỏ, các công ty lớn, các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức chính phủ, các tập đoàn đa quốc gia và tương tự sử dụng. Quy trình trao quyền cho nhà quản lý và nhân viên cũng mang lại lợi ích gần như vô hạn.


Các tổ chức nên có cách tiếp cận chủ động thay vì bị động trong ngành của họ, và họ cần cố gắng để gây ảnh hưởng, dự đoán và khởi động thay vì chỉ phản ứng với các sự kiện. Quy trình quản trị chiến lược thể hiện phương pháp này khi ra quyết định. Nó đại diện cho một cách tiếp cận hợp lý, có hệ thống và khách quan để xác định định hướng của doanh nghiệp.

Xây dựng và thực hiện chiến lược ưu việt có thể giúp đối phó với đối thủ có lợi thế về số lượng và nguồn lực. Nghệ thuật sử dụng của quân đội là: Khi 10 quân ta đối đầu với 1 kẻ địch, hãy bao vây hắn. Khi có số lượng lớn hơn gấp 5 lần kẻ địch, tấn công chúng. Nếu chỉ gấp đôi số kẻ địch, hãy tách chúng ra. Nếu tương đượng về số lượng, có thể đối phó với chúng bằng một kế hoạch tốt. Nếu yếu, nên sẵn sàng để rút lui. Và nếu bị yếu thế về mọi mặt, nên chuẩn bị tinh thần tránh kẻ thù.

Mình chỉ cần nhớ, thật nhớ và vận dụng đúng lúc là đã có thêm lợi thế thành công trong đàm phán rồi. Bạn nhé !

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

STARUP: VỐN - QUY TRÌNH GỌI VỐN & CHIA CỔ PHẦN


Với khởi nghiệp (starUp), vấn đề đầu tiên luôn luôn là TIỀN đâu? Gọi vốn như thế nào? Cách phân chia cổ phần sau mỗi vòng gọi vốn ra sao? Suy nghĩ, mục đích của nhà đầu như là gì?

Gọi vốn đầu tư - kêu gọi người khác bỏ tiền ra cho mình làm, hay tôi nói thẳng toẹt ra là bạn đi bán ý tưởng, bán dự án kinh doanh của mình. Có một điều bạn luôn PHẢI NHỚ: Nhà đầu tư là nhà đầu tư, họ không phải là nhà từ thiện. Điều họ quan tâm khi đầu tư là: Trong vụ này mình có thể kiếm được bao nhiêu. Họ đầu tư đầu tiên là vì họ chứ không phải vì bạn hay dự án của bạn!



A Phủ có một ý tưởng, một dự án, một kế hoạch kinh doanh rất khả thi là: Săn, nuôi lợn rừng giống, phát triển quy mô đàn lợn xây dựng thương hiệu và bán thịt lợn rừng sạch. Mọi thứ anh đã lên kế hoạch tỉ mỉ triển khai là chắc thắng(tất nhiên đó là theo suy nghĩ của cá nhân anh ta). Ngặt một nỗi, anh không có tiền vốn. Và anh bắt đầu đi gọi vốn đầu tư để triển khai ý tưởng to lớn của mình. À mà thôi, cứ gọi là anh đi bán ý tưởng kinh doanh của mình.



GIAI ĐOẠN 1

Trước khi đi bán ý tưởng kinh doanh của mình, A Phủ cần định giá được giá trị của nó. Định giá như thế nào để thuận mua – vừa bán với người mua(nhà đâu tư). Cao quá sẽ không ai mua cổ phần cả. Giá trị định giá chỉ có hiệu lực khi có người nào đó đồng ý mua cổ phần.

Ví dụ: Anh định giá cho ý tưởng của mình là 100 triệu đồng. Anh sẽ đi bán 20% cổ phần lấy 20 triệu đồng từ nhà đầu tư. Giả sử nhà đầu tư X đồng ý đặt niềm tin vào A Phủ và đồng ý bỏ 20 triệu đồng ra mua 20% cổ phần dự án.
(Rất hiếm khi được nhà đầu tư mua cổ phần ở giai đoạn này. Nếu muốn biết cách thuyết phục hãy kiên nhẫn đến cuối bài.)

Lúc này, số lượng cổ phần của A Phủ còn lại là 80%. Công việc của anh sau khi nhận được vốn đầu tư là phải dùng số tiền đầu tư đó, phát triển dự án của mình để có mức định giá cao hơn ở những vòng gọi vốn tiếp theo.

Cụ thể là: khi nhận được 20 triệu đồng, A Phủ mua bẫy, săn lợn và làm chuồng để nuôi lợn. Sau khi anh săn được những chú lợn giống, xây xong chuồng trại thì lại hết tiền. Anh tiếp tục đi gọi vốn đầu tư để mua thức ăn chăn nuôi, chi trả tiền thuốc thú y, để phát triển tiếp dự án của mình.


GIAI ĐOẠN 2

Vẫn giống như giai đoạn 1. A Phủ và nhà đầu tư X tiếp tục định giá lại dự án này.
Với các kết quả mới, tham số mới, mọi thứ bắt đầu cụ thể, nhìn rõ hình hài của dự án hơn với: Bẫy, chuồng trại và những con lợn giống.
Giả sử 2 người định giá giá trị dự án bây giờ là 200 triệu (Nhưng vẫn phải đảm bảo thuận mua vừa bán với các nhà đầu tư sau). Số tiền cổ phần của dự án vẫn giữ nguyên: A Phủ: 80% và nhà đầu tư X: 20% nhưng giá trị cổ phần đã tăng lên gấp đôi. Giá trị 20% cổ phần của X đã tăng lên 40 triệu đồng.
A Phủ tiếp tục gọi vốn ở giai đoạn 2:

Giả sử có một nhà đầu tư Y nhìn thấy tiềm năng của dự án liền bỏ thêm 20 triệu đồng để đầu tư dự án. Và giá trị định giá cổ phần tại thời điểm này là 200 triệu + 20 triệu của nhà đầu tư Y là 220 triệu.
Tỉ lệ cổ phần được chia lại như sau:

A Phủ: (160/220)x100 = 72.727%
Nhà đầu tư X: (40/220)x100 = 18.181%
Nhà đầu tư Y: (20/220)x100 = 9.09%

Ngoài ra, ở giai đoạn này, nhà đầu tư X hoặc A Phủ đều có thể bán một phần cổ phần của mình trong dự án để lấy tiền mặt. Nhà đầu tư X có thể bán 1 nửa cổ phần dự trong dự án để bảo toàn vốn của mình. Hoặc ông ta có thể bán hết cổ phần, coi như kết thúc 1 thương vụ và kiếm được một khoản lợi nhuận 100%.

Sau khi nhận được tiền từ nhà đầu tư Y, A Phủ tiếp tục phát triển dự án với sứ mệnh tăng giá trị định giá của nó lên. Anh nuôi lợn, chăm sóc để gia tăng quy mô và số lượng đàn lợn. Sau khi tiêu hết số tiền của nhà đầu tư Y. A Phủ có thêm một đàn lợn con vừa sinh sản. A Phủ tiếp tục gọi vốn vòng tiếp theo.


GIAI ĐOẠN 3

Cả 3 người lại tiếp tục định giá lại giá trị của dự án, chuẩn bị cho vòng gọi vốn tiếp theo. Giả sử, cả 3 người thống nhất giá trị định giá cho dự án này là 300 triệu. Số lượng cổ phần vẫn như giai đoạn 2, nhưng giá trị cổ phần tăng lên, như sau:

A Phủ: 160 triệu -> 218.18 triệu
Nhà đầu tư X: 40 triệu -> 54. 54 triệu
Nhà đầu tư Y: 20 triệu -> 27.28 triệu

A Phủ lại tiếp tục gọi vốn giai đoạn 3. Và anh thuyết phục được nhà đầu tư Z đầu tư vào dự án 50 triệu đồng. Tổng giá trị dự án bây giờ là: 300 triệu + 50 triệu = 350 triệu đồng. Và tỉ lệ cổ phần được chia lại như sau:
A Phủ: (218.18/350)x100 = 62.337%
Nhà đầu tư X: (54.54/350)X100 = 15.583%
Nhà đầu tư Y: (27.28/350)x100 = 7.794%
Nhà đầu tư Z: (50/350)x100 = 14.286%
Lúc này, với 20 triệu đồng ban đầu, nhà đầu tư X đã có khối tài sản giá trị 54.54 triệu. Để bảo toàn vốn đầu tư ban đầu hoặc đơn giản để lấy tiền về sử dụng vào mục đích riêng, ông bán 5.714% giá trị cổ phần cho 1 nhà đầu tư khác là X1 thu về 20 triệu đồng ban đầu. Đây không phải là vòng gọi vốn nên sẽ không định giá lại giá trị dự án mà chỉ là nhà đầu tư X muốn bán một phần cổ phần của ông ta tại giá trị định giá của dự án là 350 triệu đồng.

Và nhà đầu tư Y, với 20 triệu đồng ban đầu đã tăng lên 27,28 triệu đồng, khi đó ông Y quyết định ăn non, kết thúc thương vụ nên sẽ bán tất cổ phần của ông ta lại cho ông Y1 và kết thúc thương vụ đầu tư này với số tiền lãi là 7.28 triệu đồng.

Và tủ lệ cổ phần lúc này của ông X giảm xuống còn, ông Y1 sẽ thay thế ông Y trong danh sách các cổ đông. Và có thêm nhà đầu tư X1 trong danh sách cổ đông. Cụ thể như sau:

A Phủ: 62.337%
Nhà đầu tư X: 15.583% - 5.714% = 9.869%
Nhà đầu tư Y: 0%(loại ra khỏi danh sách cổ đông)
Nhà đầu tư Z: 14.286%
Nhà đầu tư X1: 5.714%
Nhà đầu tư Y1: 7.794%

Tiếp tục phát triển dự án, đàn lợn con đầu tiên của A Phủ nay đã có thể xuất chuồng, có thể bắt đầu có doanh thu nhưng số tiền của nhà đầu tư Z đã bị tiêu hết. Vậy nên họ lại tiếp tục định giá lại dự án và gọi vốn đầu tư thêm một lần nữa.


GIAI ĐOẠN 4

Lúc này, dự án đã khả quan hơn, tươi sáng hơn có thể có doanh thu luôn và khả năng phát triển rất tốt, nên các nhà đầu tư mạnh dạn định giá cho dự án này ở mức 500 triệu đồng.
Khối tài sản của các cổ đông tiếp tục tăng lên:

A Phủ: 62.337% - tương đương: 311,685 triệu đồng
Nhà đầu tư X: 9.869%- tương đương: 49.345 triệu đồng
Nhà đầu tư Z: 14.286% - tương đương: 71.43 triệu đồng
Nhà đầu tư X1: 5.714% - tương đương: 28,57 triệu đồng
Nhà đầu tư Y1: 7.794% - tương đương: 38.97 triệu đồng

Lúc này, nhà đầu tư T, đã theo dõi quá trình phát triển của dự án khá lâu, nhưng vì sợ rủi ro nên ông chưa dám đầu tư, ngay khi ông nghe tin sắp có sản phẩm và doanh thu từ đàn lợn nên ông T mạnh dạn đầu tư 100 triệu đồng ở giá trị định là 500 triệu, tổng giá trị định giá hiện tại là 600 triệu và tỉ lệ cổ phần được phân chia lại như sau:

A Phủ có 311,685 triệu đồng – Tương đương: (311.685/600)x100 = 51.9475%
Nhà đầu tư X có 49.345 triệu đồng – Tương đương: (49.345/600)x100 = 8.2241%
Nhà đầu tư Z có 71.43 triệu đồng – Tương đương: (71.43/600)x100 = 11.905%
Nhà đầu tư X1 có 28,57 triệu đồng – Tương đương: (28.57/600)x100 = 4.7617%
Nhà đầu tư Y1 có 38.97 triệu đồng – Tương đương: (38.97/600)x100 = 6.495%
Nhà đầu tư T có 100 triệu đồng – Tương đương: (100/600)x100 = 16.6667%

Có tiền từ nhà đầu tư T, A Phủ tiếp tục làm việc, thuê chuyên gia, nhân sự, mở rộng mạng lưới bán sản phẩm… tăng trưởng quy mô doanh nghiệp. Tiếp tục các vòng gọi vốn sau với hình thức tương tự.

Sau khi Sản phẩm của A Phủ rất tốt, mọi việc đi đúng hướng, mang lại lợi nhuận, sau nhiều vòng đầu tư, anh quyết định công khai doanh nghiệp (go public), niêm yết công ty lên sàn, hay gọi là IPO.


Về bản chất, IPO chỉ là một cách khác của việc kêu gọi đầu tư, nhưng lần này bạn có thể nhận tiền từ hàng triệu người. Thông qua việc IPO, công ty có thể bán cổ phần trên thị trường chứng khoán, và ai cũng có thể mua cổ phần của công ty bạn. Do đó, bạn có thể nhận được tiền đầu tư dễ dàng hơn thông qua việc bán bớt cổ phần, đây chính là lý do đầu tiên. Lý do thứ hai, trước khi IPO, những người tham gia vào dự án của bạn, bao gồm cả bạn đều giữ những cổ phiếu giới hạn – restricted stock. Bạn không thể chỉ đơn giản mang những cổ phiếu này ra chợ và bán để lấy lại tiền, vì chúng chưa được chứng thực bởi cơ quan chức năng. IPO sẽ làm việc này. Vậy nên, trước khi được kiểm chứng, ai dám chắc bạn không treo đầu dê bán thịt chó, ai dám chắc những người mua cổ phiếu của bạn sẽ không bị lừa đảo. Chính nhờ IPO, bạn và các nhà đầu tư khác có thể bán, biến lượng cổ phiếu này thành tiền thật.



LÀM THẾ NÀO ĐỂ KÊU GỌI VỐN ĐẦU TƯ

Trên thực tế, để gọi vốn cho 1 ý tưởng và một bản kế hoạch kinh doanh trên giấy là cực kỳ khó và tỉ lệ thành công rất thấp. Nhà đầu tư họ muốn thấy được cái gì đó hữu hình có thể cầm, nắm, cân, đo, đong, đếm và định giá được. Họ muốn hấy quá trình hình thành, thấy các bước phát triển. Họ muốn thấy xương, máu của người sáng lập đã đổ ra sao? Thấy kinh nghiệp quản trị, khả năng điều hành, chất lượng của đội ngũ sáng lập như thế nào?

Để thuyết phục nhà đầu tư không những phải có ý tưởng, kế hoạch rõ ràng cụ thể và điều quan trọng nhất là tiềm năng phát triển, khoản lợi nhuận mà họ có thể có được khi đầu tư vào dự án của bạn.
Ba năm nữa nó ra sao, năm năm nữa nó sẽ trở thành cái gì?

Bạn cần phải đưa ra những thông số cụ thể, những kết quả mà bạn và đội nhóm đã thực hiện được. Nếu bạn không dám đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc của bạn để hiện thực hóa ý tưởng của bạn thì ai dám tin bạn?

Ý tưởng tốt, kế hoạch tốt chỉ là một phần. Tất cả mới chỉ ở trên giấy. Điều quan trọng nhất là khả năng thực thi, khả năng hiện thực hóa ý tưởng thành sản phẩm. Hãy hành động để show kết quả, show các bước tiến, các giai đoạn và cho nhà đầu tư thấy. Đừng bao giờ quá tự hào về ý tưởng của bạn nó chẳng đáng giá 1 xu nào cả khi nó ở trên giấy. Đối với tôi, những ý tưởng thuộc loại độc nhất hay chưa ai làm đều có nghĩa là mọi người chưa có nhu cầu hoặc thị trường không đủ lớn. Hãy trả lời câu hỏi tại sao chưa ai làm? thay vì vỗ ngực tự hào về điều đó.


Khi nhận được đầu tư, không có nghĩa là bạn nhận được đủ số tiền nhà đầu tư cam kết đầu tư cho bạn. Họ sẽ giải ngân theo từng giai đoạn và có thúc ép tăng trưởng ứng với từng giai đoạn đó. Nếu bạn không đưa dự án phát triển theo đúng cam kết khi nhận tiền từ quỹ đầu tư, rất có thể họ sẽ ngừng giải ngân cho các giai đoạn tiếp và nếu tỉ lệ cổ phần của nhà đầu tư cao hơn của bạn thì việc bạn bị đá ra khỏi dự án do mình sáng lập ra cũng chẳng có gì bất ngờ cả.

Ví dụ: bạn nhận được gói đầu tư là 100 triệu đồng. Công việc của bạn sẽ phải tăng trưởng dự án để có được mức định giá cao hơn. Cụ thể biến dự án được định giá từ 300 triệu đồng lên 500 triệu đồng.
Giai đoạn 1: Rót 30% gói đầu tư, tương đương 30 triệu đồng, bạn phải phát triển lên một tầm nào đó để mức định giá doanh nghiệp khoảng 350 triệu.
Giai đoạn 2: Rót thêm 30% nữa, bạn phải đưa mức định giá lên khoảng 400 triệu.
Nếu đưa lên được, bạn được rót thêm gian đoạn 3, không đưa lên được thì có thể ngừng rót vốn hoặc xử lý theo cam kết với nhà đầu tư.

Vậy nên, gọi được vốn đầu tư, không sướng như bạn nghĩ đâu. Đôi lúc vì sức ép từ nhà đầu tư, bạn phải làm những việc, làm sản phẩm không đúng với triết lý ban đầu của bạn, thay vào đó bạn phải làm mọi việc để nâng cao giá trị định giá.

Khi dự án càng rõ ràng, mục tiêu, kế hoạch, sản phẩm càng cụ thể thì giá trị định giá của doanh nghiệp càng cao. Bạn, đội nhóm của bạn càng phát triển được nhiều trong sản phẩm thì số lượng cổ phần của các bạn càng nhiều.

Khi gọi được vốn, đừng vì danh vọng đừng vì ảo tưởng báo chí mà kêu thật nhiều, gọi thật lắm, rồi có lúc bạn sẽ phải ân hận vì điều đó.

Hãy gọi số vốn vừa đủ để phát triển cho từng giai đoạn. Nếu thực sự tâm huyết và đam mê với sản phẩm hãy tỉnh táo và luôn dành thế chủ động trong đàm phán và quyền quyết định doanh nghiệp.

Thay vì chọn nhà đầu tư nhiều tiền, hãy chọn những nhà đầu tư cùng ngành, cùng lĩnh vực với dự án mà bạn đang phát triển. Đôi lúc, những hỗ trợ, kinh nghiệm, hướng dẫn, mối quan hệ và hệ sinh thái sản phẩm từ nhà đầu tư có giá trị hơn nhiều lần số tiền họ đầu tư.

Cách tốt nhất là liên tục phát triển và dành hết tâm sức cho dự án. Nhà đầu tư, họ rất nhậy cảm với tiền và lợi nhuận. Ở đâu có lợi nhuận, có tiềm năng thì chắc chắn có nhà đầu tư. Hãy khiến họ đến và xin được đầu tư vào dự án của bạn, thay vì đi gặp và thuyết phục họ.


Trên đây là đôi dòng tâm sự, kinh nghiệm, kiến thức và trải nghiệm của tôi. Và bạn đã đọc đến trang thứ 6 của khổ a4 rồi đấy. Hành động đi, người kiên trì như bạn mà không thành công thì khó ai có thể thành công được đâu. Thật đấy !

Charles.Hieu

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

KINH NGHIỆM GỌI VỐN CHO CÁC STARUP


Từ thực tế làm việc, nhận thấy các startup ở Việt Nam chưa nắm rõ quy trình gọi vốn, thiếu các kỹ năng cần thiết như viết bản đề nghị kinh doanh trong khi đây là yếu tố sống còn. Khi gặp nhà đầu tư, nhiều người lại chỉ nói những gì mình muốn mà không nói những gì người đối diện muốn nghe. Nhiều người thì tự tin đến phản cảm, có người lại tự ti đến mức nhà đầu tư ngán ngại. Đặc biệt, gặp quỹ đầu tư nhưng rất nhiều người không có đề nghị cụ thể về những con số, cũng không thể thuyết phục được người quan tâm bằng sự quyết tâm, máu lửa. “Các nhà đầu tư không có thời gian cho những dự án thiếu cụ thể. Và họ chỉ là người bỏ tiền nên không muốn đi cùng để dạy dỗ. Vì vậy, các startup phải chứng tỏ được quyết tâm, sự sống - chết đến cùng để các nhà đầu tư nhìn vào. Có như vậy thì họ mới dám giao tiền cho mình”. Đó là chưa kể nhiều dự án gọi vốn không hề có phần kế hoạch chuẩn bị nhân sự cho việc triển khai (yếu tố quyết định tất cả) mà toàn tập trung vào kỹ thuật, không biết về mô hình kinh doanh...



Khi tiếp xúc với các dự án starUp gọi vốn, trở ngại lớn nhất của các công ty khởi nghiệp là KHÔNG CHÚ TRỌNG GHI CHÉP, HẠCH TOÁN, TỪ THỦ TỤC PHÁP LÝ ĐẾN SỔ SÁCH CHỨNG TỪ ngay từ đầu. Bởi vậy, họ rất khó định giá chính xác doanh nghiệp của mình. Giá cao hay thấp là tùy ý, tùy hứng và tùy thời điểm, bên cạnh KẾ HOẠCH KINH DOANH SAU KHI GỌI VỐN ĐẦU TƯ KHÁ SƠ SÀI. Trình bày thiếu về tài chính, khả năng thu hồi vốn và không chứng minh được điều đó.

Với kinh nghiệm cá nhân, tôi chuyển đến các bạn 6 bước cơ bản, luôn phải có trước khi các bạn tiến hành gọi vốn lần 1 cho starUp của mình, như sau:

Bước 1: Bạn cần phải có một ý tưởng tốt.

Bước 2: Bạn phải xác định dự án của mình cần hướng đến đối tượng nhà đầu tư nào.

Bước 3: Muốn thuyết phục được nhà đầu tư, bạn cần có một kế hoạch chi tiết và bài bản.

Bước 4: Bạn phải chuẩn bị vốn cho những bước đi ban đầu.

Bước 5: Bạn cần phải đánh giá được giá trị ý tưởng của mình.

Bước 6: Kêu gọi vốn luôn có nhiều vòng.

Các quỹ đầu tư hoạt động hướng đến mục tiêu lợi nhuận nên luôn có giới hạn về thời gian khi đầu tư. StarUp cần vốn nhưng cần hiểu rõ, vốn là gì. Bởi lẽ, vốn không chỉ là tiền. Với nhiều quỹ, vốn lại là mối quan hệ, kiến thức, kinh nghiệm. Khi tìm đến quỹ thì doanh nghiệp phải nói rõ cho nhà đầu tư: cần bao nhiêu, cần bao lâu, sẽ dùng vốn đó như thế nào, tại sao lại quan tâm đến quỹ này, sẽ đánh đổi những gì cho quỹ? Trả lại vốn cho quỹ bằng gì? Tiền hay cổ phần lớn hơn khi đã ra thị trường?... Tức là, mọi thứ phải rất rõ ràng ngay từ đầu. Các quỹ như DFJ - VinaCapital không cần doanh nghiệp phải vẽ mọi thứ lên giấy vì 80% không được đọc bản kế hoạch đó, phải là nói chuyện trực tiếp. Mục đích là hiểu rõ từ ý tưởng đến sản phẩm, những người khởi nghiệp sẽ hiện thực hóa thế nào, những ai sẽ triển khai... Và một điểm nữa các quỹ đầu tư nhìn vào là sự quản lý chặt chẽ từ trên xuống dưới, từ đầu đến đuôi. Giả dụ, ở lĩnh vực khởi nghiệp bằng công nghệ, mọi thứ chắc chắn sẽ rất mới mẻ và chính sách quản lý nhiều khi chưa theo kịp. Nhưng, người khởi nghiệp ở lĩnh vực này phải minh bạch và lường trước những gì có thể xảy ra. “Tóm lại, có ba việc mà nhà đầu tư cần chú ý, đó là Cách xây dựng công ty; Khả năng thực thi kế hoạch vì rõ ràng không ai “thảy” cục tiền xuống bàn rồi bỏ đi mà họ phải đo lường được hiệu quả cụ thể; và Đội làm việc, tức nhân sự thực hiện”.

Sau tất cả, nguyên tắc cốt tử là “PHẢI KIÊN TRÌ”. Tức là, doanh nghiệp khởi nghiệp sau khi gửi hồ sơ đi phải biết chờ đợi. Có thể quỹ gặp hoặc không. Và nếu lỡ không được gặp thì nhớ nửa tháng sau “quẹo lại”. Bởi lẽ, không có một công ty nào đi gặp nhà đầu tư một lần mà được ngay. Và chính sự gặp đi gặp lại sẽ giúp chỉnh sửa kế hoạch ngày càng hoàn thiện hơn và cũng chính là con đường gọi vốn của chúng ta cũng gần lại hơn.

Chúc các bạn vững chí và thành công !

Đào Xuân Dũng Hiếu

Thứ Tư, 14 tháng 2, 2018

CHÚC XUÂN 2018 HẠNH PHÚC



Chúc mừng năm mới Mậu Tuất 2018. Kính chúc quý thầy cô giáo, bằng hữu và cộng sự năm mới sức khỏe dẻo dai, công việc thuận lợi, thăng tiến dài dài, phi những bước đại tiến tới thành công.

             Trước thềm năm mới nắng ca vang 
             Gió nhắc câu thơ khéo điểm trang 
             Cây cỏ đổi màu thay áo mới 
             Cúc mai khoe sắc trổ hoa vàng 
             Đầu làng cuối xóm nghe náo nức 
             Ngoài ngõ trong nhà thấy rúng rang 
             Trời đất giao hòa chung nhịp thở 
             Hiên hồn mở cửa đón xuân sang 

Thân ái !

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

KHỞI NGHIỆP NĂM 40 TUỔI, ĐƯỢC GÌ


Hiếm có ai lên được đỉnh vinh quang mà không trải qua vài lần thất bại, nhất là trong kinh doanh. Đó là hành trình đi đến vinh quang đầy gian khó. Thất bại ư, hãy chấp nhận đi vì đó là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nếu bỏ túi 10 bài học của tiền nhân chắc chắn đường đi của chúng ta sẽ thênh thang và thuận lợi hơn rất nhiều !

 

Vấn đề không phải bạn làm gì mà là bạn làm nó với ai. Thành công trong kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào “sức nặng” của những mối quan hệ. Thành công hay niềm vui trong công việc chính là kết quả quan hệ giữa bạn và đối tác, với khách hàng, nhà đầu tư và nhân viên.
Phân tích thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam năm 2017. Theo ông Đào Xuân Dũng Hiếu, Giám đốc Chiến lược (CSO) cho biết...

Đừng lún quá sâu vào thất bại. Thất bại là mẹ thành công. Điều này hẳn là đúng đắn. Tuy nhiên chúng ta không thể lúc nào cũng học được gì đó từ thất bại. Nếu cứ đứng đó mổ xẻ thất bại rồi không làm gì cả mọi chuyện còn tệ hơn. Khi nó xảy ra hãy nhanh chóng rời khỏi nó để tiếp tục hành trình tìm kiếm cơ hội mới nhé.
Phân tích thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam năm 2017. Theo ông Đào Xuân Dũng Hiếu, Giám đốc Chiến lược (CSO) cho biết...  

Đừng nghĩ rằng bạn có thể kiểm soát mọi thứ. Dù bạn có làm việc chăm chỉ đến đâu, bạn quên nhân vật tầm cỡ thế nào, kiến thức của bạn dồi dào đến mấy thì cũng có rất nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Càng sớm nhận ra chân lý này bạn càng đỡ tức giận khi nó xảy đến.  Cứ tiếp tục chăm chỉ nhé và chấp nhận những thứ không thể kiểm soát như quy luật tất yếu của cuộc sống.
Phân tích thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam năm 2017. Theo ông Đào Xuân Dũng Hiếu, Giám đốc Chiến lược (CSO) cho biết... 

Tiền không phải là thứ duy nhất để đo lường thành  công. Tiền bạc thật sự quan trọng. Nó là cách đơn giản nhất để xã hội chấm điểm. Dù vậy người tiền đến mấy chưa hẳn đã thành công. Làm công việc mình yêu thích, sống cuộc sống mình muốn, kiếm đủ tiền và gần gũi gia đình mới là hạnh phúc thực sự.
Đề án Đánh giá thực trạng ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam năm 2017. Theo ông Đào Xuân Dũng Hiếu, Giám đốc Chiến lược (CSO) Hawa

Tin vào chính mình và tự thân vận động. Không ít người có ý tưởng tốt đẹp nhưng hãy chỉ tin vào người thật sự có hành động tốt. Chặng đường kinh doanh của bạn là những gì bạn phải làm cho nó, đừng dựa vào ai đó để mong thành công nhé.
Đề án Đánh giá thực trạng ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam năm 2017. Theo ông Đào Xuân Dũng Hiếu, Giám đốc Chiến lược (CSO) Hawa 

Sẽ có lúc thắng lúc thua, bạn đừng quá lo lắng. Tuyệt vời làm sao khi bạn là người chiến thắng và chẳng hạnh phúc chút nào nếu bạn là kẻ thất bại. Nhưng hãy học cách làm sao để là “một người thất bại tuyệt vời” nhé. Thất bại đưa ta tiến về phía trước vững vàng hơn.
Đề án Đánh giá thực trạng ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam năm 2017. Theo ông Đào Xuân Dũng Hiếu, Giám đốc Chiến lược (CSO) Hawa 

Kiểm soát chặt chẽ tiền mặt bởi doanh số chỉ là ảo. Đừng quá quan tâm doanh số bán hàng hiện bao nhiêu. Hãy giành sự tập trung cho báo cáo luân chuyển tiền tệ, phải chắc chắn bạn đang có bao nhiêu tiền mặt.


Kiên nhẫn đi để thành công có thể mất 10 năm nữa. Các chủ doanh nghiệp thành công về tài chính thường phải làm việc cả một thập niên. Kiên nhân là tố chất cần phải có của một doanh nhân. Đó là hành trình gian khổ và lâu dài, đừng sớm ngã lòng và buông bỏ nhé.


Giữ sự tập trung cao độ. Bạn phải biết ở thời điểm nào doanh nghiệp cần tập trung vào đâu và giữ tập trung cao độ. Chỉ một chút nơi lỏng có thể làm sụp đổ cả đế chế đang dần manh mún bạn nhọc công gây dựng.


Tận hưởng cuộc sống đi, đừng để chuyện kinh doanh ám ảnh bạn. Rất nhiều doanh nhân nghĩ về công việc quá nhiều khiến nó phủ một màu u ám và nặng nề lên cuộc sống. Hãy nhớ ngoài kia còn rất nhiều niềm vui đừng để thế giới của bạn chật hẹp và cô độc đến vậy. Hãy cho và nhận, hỗ trợ bạn bè, gần gũi gia đình để tâm hồn bạn rộng mở phong phú hơn.


Vậy nhé, khởi nghiệp trở lại sau những thất bại tưởng chừng gục ngã, ta ngạo nghễ nhìn đời cùng sự kính trọng. Đứng lên, viết lại Trang Lịch Sử Kinh Doanh của chính bản thân mình. Tuổi tác cho ta kinh nghiệm, kinh nghiệm cho ta sử dụng thời gian và công sức chuẩn hơn trước. Có thể ta vẫn sai. Có thể ta vẫn ngã... nhưng sao ta phải dừng lại. Tuổi 40, cuộc đời thênh thang ta bước.

Đào Xuân Dũng Hiếu, CSO

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

KINH NGHIỆM SỐNG DÀNH CHO BỐ MẸ


Khi những người làm cha mẹ được hỏi là vào những thời điểm nào họ dễ cáu giận nhất, cũng như dễ đi quá đà trong việc trừng phạt con cái khi chúng phạm lỗi, hay nói ra những lời khiến họ phải hối tiếc về sau, câu trả lời thường thấy đó là vào những lúc họ đang bận rộn, căng thẳng, những khi về nhà mệt nhoài sau một ngày làm việc vất vả. Vào những thời điểm đó cha mẹ thường kém chịu đựng và chỉ cần một lỗi nhỏ của con cái cũng khiến họ bộc phát những phản ứng quá mức so với bình thường.

Cũng cần phải hiểu cho những người làm cha làm mẹ, họ thường phải thay đổi một cách đột ngột từ vai trò trong công việc sang vai trò làm cha mẹ mà không có lấy một khoảng trống nào giữa hai vai trò này. Bản thân họ cũng không nhận ra rằng mình cần phải dẹp bỏ vai trò trong công việc trước khi nhập vào vai tiếp theo của người làm cha mẹ.

Các phụ huynh cho tôi biết trên đường đi làm về họ thường phải suy nghĩ về những công việc trong ngày và không có lấy một “khoảng trống” nào trong tâm trí để ngồi lại, hít một hơi thật sâu và nghĩ về ngày đã qua, để có thể chuyển sang vai trò kế tiếp với một đầu óc tươi mới.
Phân tích thị trường túi xách, ba lô học sinh tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Theo ông Đào Xuân Dũng Hiếu, GĐ Chiến lược...
Phân tích thị trường túi xách, ba lô học sinh tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Theo ông Đào Xuân Dũng Hiếu, GĐ Chiến lược...
Gần đây tôi có tập huấn về giá trị sống cho một nhóm học viên làm nghề giáo viên, cũng là những người làm cha mẹ. Một trong các nội dung tập huấn là để cho các giáo viên có một khoảng trống mỗi ngày để thư giãn và suy nghĩ về bầu không khí của gia đình mình, từ đó tìm ra những giá trị nào họ cần củng cố để cải thiện bầu không khí đó.

Các học viên đã trung thực chia sẻ. Một người nhận xét rằng trong mắt của các học sinh và đồng nghiệp cô luôn là hình ảnh của một giáo viên kiên nhẫn, vậy mà mỗi khi trên đường từ trường về nhà trong đầu cô lại luôn thấy cảnh con mình quậy phá ở trường, không chịu làm bài tập, hay không dọn dẹp phòng ốc gọn gàng và nỗi tức giận trong cô cứ thế lại càng lúc càng tăng.

Lúc về đến nhà cũng là lúc cô cảm thấy căng thẳng và mất bình tĩnh. Chỉ cần một lỗi nhỏ của bọn trẻ  cũng khiến cô nổi cáu với chúng. Bước tiếp theo của tiến trình suy ngẫm, cô nghĩ đến bầu không khí ở nhà vào các buổi tối mà theo cô là căng thẳng và kém vui, cả hai vợ chồng đều phản ứng tức thời ngay cả với những lỗi lầm nhỏ nhặt của con cái. Cô quyết định sẽ củng cố hai giá trị Bình an và Khoan dung mỗi khi trên đường về nhà và tìm hiểu xem hai giá trị này có thể cải thiện bầu không khí trong gia đình ra sao.
Phân tích thị trường túi xách, ba lô học sinh tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Theo ông Đào Xuân Dũng Hiếu, GĐ Chiến lược...
Phân tích thị trường túi xách, ba lô học sinh tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Theo ông Đào Xuân Dũng Hiếu, GĐ Chiến lược...
Ngày hôm sau cô kể lại với mọi người là gia đình cô đã có một bầu không khí hoàn toàn mới mẻ và tích cực suốt tối qua, cả cha mẹ và con cái đều vui vẻ chia sẻ và lắng nghe những câu chuyện của nhau. Sau đó cả nhà cùng chơi vui đến nỗi không ai nghĩ đến việc mở tivi. Thật hiếm khi gia  đình có được một buổi tối như vậy.

Một bà mẹ khác kể rằng cô đã suy nghĩ về hình ảnh của mình hối hả chạy xe về nhà mỗi chiều và ngay lập tức nấu bữa ăn tối cho gia đình. Khi đó đứa con gái ba tuổi của cô thường chạy vào bếp và níu áo mẹ. Vì vội nấu nướng, cô thường bắt con đi ra chỗ khác, la mắng nó và đôi lúc còn phát cho đứa bé một cái để buộc nó ra khỏi bếp.

Mường tượng lại cảnh này từ góc nhìn của một người quan sát, người mẹ chia sẻ rằng cô đã hiểu ra tại sao con gái cứ hay níu kéo mình mỗi tối. Đó là bởi vì đứa bé yêu mẹ và muốn gần gũi với mẹ, nó nhớ mẹ khi cô phải đi làm cả ngày. Đứa con gái bé bỏng muốn mẹ ôm mình và nghe mình líu lo về những việc đã xảy ra trong ngày.
Phân tích thị trường đồng phục học sinh tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS) tại TP.HCM. Theo ông Đào Xuân Dũng Hiếu, CSO...
Phân tích thị trường đồng phục học sinh tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS) tại TP.HCM. Theo ông Đào Xuân Dũng Hiếu, CSO...
Sau khi suy ngẫm về điều này, người mẹ quyết định mỗi ngày sẽ dành  ra 10 – 15 phút để chơi với con gái mỗi khi đi làm về. Cô sẽ hỏi han và lắng nghe con. Đứa bé được mẹ chú ý sẽ thấy mình được yêu thương và cảm thấy thoả mãn, còn bà mẹ sau đó có thể yên lòng đi nấu bữa tối. Nếu đứa trẻ vẫn muốn vào bếp cùng mẹ, cô có thể giao cho con làm giúp mình một công việc đơn giản và điều đó sẽ khiến cả hai mẹ con đều thấy vui.

Bằng một thay đổi nhỏ này người mẹ có thể  nhìn thấy bầu không khí trong gia đình của mình sẽ thay đổi ra sao và cảm thấy hào hứng để thực hiện nó. Tiến trình học hỏi này của người mẹ thật sự rất đơn giản: chỉ bằng cách lùi lại để làm người quan sát các tình huống trong cuộc sống, theo dõi và rút ra bài học từ những thói quen hiện tại và tìm cách để cải thiện nó.

Cuộc sống của chúng ta đang ngày càng trở nên bận rộn hơn. Các bậc cha mẹ thường phải vội vã chuyển từ vai trò này sang một vai trò khác mà không có lấy một khoảng dừng. Chúng ta cần đổ xăng để nạp năng lượng cho chiếc xe máy của mình. Nhưng là con người,  dù có lúc quả là chúng ta cũng vận hành như những cỗ máy, ta không đơn thuần chỉ cần nạp năng lượng từ thức ăn mà thôi !
Phân tích thị trường đồng phục học sinh tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS) tại TP.HCM. Theo ông Đào Xuân Dũng Hiếu, CSO...
Phân tích thị trường đồng phục học sinh tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS) tại TP.HCM. Theo ông Đào Xuân Dũng Hiếu, CSO...
Chúng ta còn cần có những “khoảng lặng” cho bản thân để có thể suy ngẫm, thư giãn, và đơn giản chỉ là để “sống”. Không nhất thiết phải đi nghỉ hay “giấu mình” ở một nơi xa nào đó; chỉ cần ta dành vài phút trong ngày để bước lùi lại và suy ngẫm, hít thở sâu, suy tư và thư giãn.

Hãy dành ra vài phút mỗi buổi sáng khi thức dậy để hình dung về một hình ảnh tích cực hay có một vài suy nghĩ tích cực. Bạn cũng có thể tìm đọc một vài điều gây cảm hứng, khích lệ trong giờ trưa để tâm trí trở nên tươi mới và có thêm năng lượng, thay vì chỉ nạp thức ăn cho cơ thể. Một thời điểm quan trọng khác có thể sử dụng để thực hiện điều này là khi bạn đang trên đường về nhà.

Trước tiên hãy dành ra 5-10 phút trong tĩnh lặng tại chỗ làm việc hay một nơi gần đấy. Ngồi thoải mái, hít thở một vài hơi thật sâu.. để cho toàn thân thư giãn và trở nên tĩnh lặng. Hãy nhìn vào tâm trí giống như khi bạn đang xem một cuốn video .. một cuốn phim về ngày bạn vừa mới trải qua, những tình huống, những lần giao tiếp trong ngày… Mỗi khi gặp cảnh nào mà bạn cảm thấy không được thoải mái  hãy chấp nhận nó, và tìm ra bài học hay kinh nghiệm cho bạn từ đó, rồi cho nó qua đi để bạn có thể tiếp tục xem những cảnh khác trong ngày.
Phân tích thị trường thầu căn tin trong các trường tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS) tại TP.HCM. Theo Giám đốc Chiến lược...
Phân tích thị trường thầu căn tin trong các trường tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS) tại TP.HCM. Theo Giám đốc Chiến lược...
Hãy đóng tất cả những sự kiện trong suốt một ngày làm việc của bạn… thư giãn và tĩnh lặng rồi về nhà trong sự bình an, để bạn có thể tươi mát và toả sáng trong vai trò tiếp theo, vai trò của một người cha, người mẹ, người vợ, hay người chồng… Cũng giống như với một chiếc máy vi tính, nếu trong cùng một lúc ta mở ra quá nhiều tập tin và chương trình thì điều gì sẽ xảy ra?

Hoặc là máy chạy chậm lại, hoặc đứng hẳn mọi hoạt động.  Chúng ta cũng y như vậy, nếu mở ra cùng một lúc qúa nhiều tập tin về những gì đã xảy ra với ta trong ngày, chuyện của ngày hôm qua, suy nghĩ về buổi chiều, lo lắng cho ngày kế tiếp,.. chúng ta cũng sẽ không thể nào vận hành tốt cho được.

Vậy những người làm cha mẹ hãy nhớ rằng mỗi khi cảm thấy choáng ngợp vì quá nhiều việc và căng thẳng, tốt nhất hãy dành ra vài phút, một khoảng dừng cho mình để đóng lại mọi “tập tin”, mọi sự kiện trong ngày, trước khi bạn có thể an nhiên trong vai trò tiếp theo.