Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

WELCOME TO IFFINA 2013



Handicraft & Wood Industry Association of HCMC (HAWA) 
The Organizer of VIFA 2013


Request the pleasure: GENTLEMEN AND LADIES


To the 6th VIETNAM INTERNATIONAL FYRNITURE & HOME ACCESSORIES FAIR - VIFA 2013


March 11 - 13, 2013 ............  For Trade:  9:00 - 18:00
March 14, 2013         ............  For Public:  9:00 - 17:00


At the SAIGON EXHIBITION & CONVENTION CENTER (SECC)
799 Nguyen Van Linh Parkway, Dist.7, Ho Chi Minh City, Vietnam



Organizer: HAWA CORPORATION
2nd Floor, Thanh Dung Building, 179 Nguyen Cu Trinh Str, Dist.1, Ho Chi Minh City, Vietnam
Tel:   (84.8)  3836.4682 / 83 / 84
Fax:  (84.8)  3836.4648
Email: Mr.Minh _ minhnguyen.hawa@gmail.com, Mr.Hieu _ charles.hieu@gmail.com
Website: www.vifafair.com/site

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

TÀI HOA BÀN TAY THỦ CÔNG VIỆT


Mình được chụp tấm hình này khi tham quan xưởng công ty Hương Nga tại Phước Long A, quận 9. Người thợ trong tấm hình bên dưới đã gắn bó hơn 30 năm với nghiệp chế tác thủ công mỹ nghệ. 27 người học trò của ông hàng ngày vẫn cần mẫn cùng người thầy của mình chế tác những sản phẩm mang đậm nét tài hoa của con người Việt Nam.


Con người đã già theo thời gian nhưng nét tài hoa của ông trên sản phẩm vẫn làm chúng tôi thán phục. Xin được mượn lời của người đời: "Một nét bút xổ ngang của người thầy đã làm nên tác phẩm nghệ thuật" có lẽ rất đúng với ông.

Tác phẩm nghệ thuật đâu chỉ là những bức tranh của các danh hoạ nổi tiếng trên tường nhà những người giàu có, địa vị... mà chính là những điều bình dị nhất trên những tác phẩm bình thường, ngày ngày vẫn được những người thợ thủ công Việt Nam chế tác phục vụ cho người Việt chúng ta.

Vẫn mong có được cơ hội được gặp lại ông lần nữa. Được im lặng đứng nhìn từ xa để học nghề như những người học trò ông vẫn làm hàng ngày.

Chúc ông sức khoẻ và hạnh phúc viên mãn.

Cẩn vỏ trứng trên sản phẩm

Tỉ mỉ trong từng hoạ tiết

Bà Hương Nga, chủ doanh nghiệp (thứ hai từ trái sang) cùng đoàn.

KHÁM PHÁ NIỀM ĐAM MÊ

Trang quảng bá quốc tế của Vifa 2013



“Khám phá niềm đam mê của đồ gỗ nội thất và thủ công mỹ nghệ Việt Nam” là chủ đề chính của Vifa 2013, lần thứ 6, diễn ra từ 11-14/3/2013 ngay tại trung tâm sản xuất đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam. Các sản phẩm sang trọng từ gỗ qua tạo tác được tập trung trình diễn tại Vifa 2013 qua 110 thương hiệu uy tín, sở hữu chứng chỉ FSC của hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khu vực triển lãm hơn 10.000 m2.



Vifa 2013 của Việt Nam nằm trong mạch triển lãm đồ nội thất châu Á, được thiết kế thời gian hợp lý, cách Singapore 1 giờ bay, bạn sẽ bước tiếp vào hành trình khám phá thiết kế mới nhất năm 2013 của các nhà thiết kế, nhà sản xuất và người mua khắp nơi từ trên thế giới. Nhiều thương vụ thành công trị giá hàng triệu dollar đã được ký kết ngay trong khoảng thời gian đặc biệt này.

Ban tổ chức Vifa 2013 - Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP.HCM - luôn chào đón những trao đổi, thảo luận, tạo điều kiện tốt nhất cho việc tìm hiểu năng lực, kết nối lòng tin giữa người mua và nhà sản xuất.

Liên hệ với chúng tôi qua www.vifafair.com hoặc email: charles.hieu@gmail.com để được phục vụ thêm thông tin.

Hình ảnh trong Vifa Fair


Hình ảnh trong Vifa Fair


Hình ảnh trong Vifa Fair


Hình ảnh trong Vifa Fair


Hình ảnh trong Vifa Fair

KHÁM PHÁ NIỀM ĐAM MÊ CỦA ĐỒ NỘI THẤT & THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM

Vifa 2013 -  Cầu nối giao thương giữa các nhà sản xuất uy tín và chế biến gỗ, thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất
và các nhà thương mại toàn cầu.


Vifa 2013 diễn ra  từ  11-14/3/2013
tại  Trung tâm Hội chợ & Triễn lãm Sài Gòn (SECC)

Từ 11-13/3/2013, 9g00 - 18g00: dành riêng cho thương mại

Ngày 14/3/2013, 9g00 - 17g00: dành cho công chúng

Thông tin tham khảo: http://www.vifafair.com
Trung tâm tư vấn doanh nghiệp: (84-8) 3836.4682
Đường dây nóng: 0977.291.111 (Mr.Dũng Hiếu). Email: charles.hieu@gmail.com

LIÊN KẾT: LỢI ĐỦ ĐƯỜNG

Vifa - Kênh tiếp thị hiệu quả của các doanh nghiệp chế biến gỗ,
thủ công mỹ nghệ và thương mại. 

“Tại các hội nghị đã nói nhiều, thế nhưng câu chuyện liên kết để cho ra đời trung tâm phân phối nội ngoại thất đến nay mới thành hiện thực” - ông Nguyễn Chiến Thắng, chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, hồ hởi cho hay.

Câu chuyện kinh doanh

Đó là sự kết hợp giữa 12 doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ, mỹ nghệ được đánh giá đứng đầu trong ngành của hai hội xuất khẩu gỗ, mỹ nghệ lớn nhất cả nước là TP.HCM và Bình Dương để cho ra đời Trung tâm phân phối nội ngoại thất ADS - Safurni tại đường Lý Chính Thắng (Q.3, TP.HCM).

Thực tế, ý tưởng các doanh nghiệp gỗ, mỹ nghệ phải liên kết để tạo ra kênh phân phối đủ lớn, đa dạng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng đã có từ lâu. Thậm chí có một số nhóm nhỏ từng liên kết nhưng chỉ dừng lại ở tên gọi, lập kế hoạch chứ chưa có những hoạt động thực tiễn. Giai đoạn hiện nay, đầu ra xuất khẩu ngày càng khó khăn do nhu cầu thị trường giảm cùng sự cạnh tranh khốc liệt. Các doanh nghiệp xuất khẩu VN luôn tự hào khi sản phẩm chất lượng tốt, kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ, Nhật... đạt trên 4,5 tỉ USD năm 2012 - đứng đầu các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên “miếng bánh” không nhỏ là thị trường trong nước với trên 3 tỉ USD/năm lại đang bị sản phẩm của các quốc gia khác chiếm lĩnh. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ hàng đầu phải ngậm ngùi thừa nhận doanh nghiệp VN không hiểu thị hiếu người tiêu dùng trong nước bằng những doanh nghiệp nước ngoài.

Khách hàng chọn mua sản phẩm tại Trung tâm phân phối nội ngoại thất ADS - Safurni
của liên minh các nhà sản xuất nội ngoại thất xuất khẩu.
Với không gian gần 1.000m2, Trung tâm phân phối nội ngoại thất ADS - Safurni được bài trí ấn tượng theo không gian sống phù hợp thiết kế của các hộ gia đình với đầy đủ sản phẩm bàn ghế, kệ bếp, giường tủ, đồ trang trí, chăn drap gối nệm...

Ngay trong ngày ra mắt trung tâm, chị Dương Thị Lan (ngụ đường Cộng Hòa, Q.Tân Bình) sau khi đảo quanh một vòng xem sản phẩm đã phải thốt lên: “Sao giá bán rẻ quá vậy!”. Chị không khỏi ngạc nhiên khi bộ bàn ăn sáu ghế làm bằng gỗ sồi chắc nịch, mẫu mã hiện đại chỉ với giá 12 triệu đồng. Theo chị Lan, sau nhiều lần tham khảo giá tại các trung tâm nội thất khác, một bộ bàn ghế tương tự có giá ít nhất cũng từ 15 triệu đồng trở lên. Trong khi đó, những bộ bàn ghế Trung Quốc tại tuyến đường Ngô Gia Tự có giá “mềm” hơn chút đỉnh nhưng chủ yếu làm từ gỗ tạp, ván ép và mặt kính.

Bà Đỗ Thị Kim Loan, tổng giám đốc Công ty gỗ Sao Nam (Bình Dương), cho biết đơn vị nhận thấy sức hấp dẫn của thị trường nội địa sau nhiều lần tham gia các hội chợ triển lãm trong nước. Tuy nhiên, mở hệ thống showroom, cửa hàng để bán lẻ sản phẩm của mình sẽ rất rủi ro bởi chi phí đầu tư hệ thống bán lẻ như mặt bằng, nhân viên, vận chuyển, bảo hành... quá cao. Trong khi đó nếu đứng một mình, sản phẩm của đơn vị cũng không thể có đủ sự đa dạng về mẫu mã thiết kế để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Thay vì sản xuất với số lượng lớn, giao hàng nhận tiền ngay, các doanh nghiệp đồ gỗ, mỹ nghệ xuất khẩu khi quay lại thị trường nội địa phải sẵn sàng tâm lý nhặt nhạnh từng đồng. Thay vì làm hàng theo mẫu mã có sẵn từ đối tác, các doanh nghiệp phải thăm dò thị hiếu người tiêu dùng để thiết kế những sản phẩm phù hợp... Các doanh nghiệp buộc phải thay đổi để khắc phục những hạn chế trong khâu phân phối, phát triển sản phẩm, thương hiệu mà khởi đầu là việc liên kết với nhau. Quay lại và chiếm lĩnh thị trường nội địa đầy tiềm năng đòi hỏi sự đầu tư đúng hướng và bền bỉ. Đây hẳn không phải nơi đơn thuần để các doanh nghiệp làm ăn chớp nhoáng, tranh thủ đẩy hàng tồn.

___ Lê Sơn ___

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

TÌM ĐƯỜNG CHO GỖ SANG NGA

Hơn 40 doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu trong nước đã có buổi giao lưu với 12 doanh nghiệp gỗ thành phố Ekaterinburg của Liên bang Nga tại Tp. Hồ Chí Minh, nhằm tìm đường đưa đồ gỗ Việt Nam sang thị trường rộng lớn này.


TÌM ĐƯỜNG VÀO "XỨ LẠNH"


Với nhiều doanh nhân Việt thị Nga là thị trường truyền thống từ thời Liên Xô cũ nhưng với công nghiệp gỗ thì Nga là thị trường khá mới mẻ, dù Việt Nam đã xuất khẩu khá nhiều đồ gỗ vào thị trường châu Âu.

Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA) cùng 5 doanh nghiệp gỗ khác ở Bình Dương đã đi khảo sát thị trường Nga vào tháng 9 vừa rồi. Và giờ đây, đến lượt các doanh nghiệp Nga sang Việt Nam tìm cơ hội giao thương đồ gỗ giữa hai nước.

“Trong khi thị trường Hoa Kỳ, châu Âu chựng lại thì doanh nghiệp gỗ nên khai phá thị trường mới nhưng có sức mua cao như Nga”, ông Hạnh nói.

Thị trường Nga với 142 triệu dân có GDP bình quân đầu người 9.075 đô la và mức tăng trường kinh tế là 8,1% mỗi năm. Tốc độ đô thị hoá và phát triển nhà cửa thuộc loại cao trong các nước Đông Âu.

Ông Hạnh cho biết thị trường Nga còn nhiều tiềm năng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam, theo số liệu nghiên cứu, tổng mức tiêu dùng đồ gỗ của thị trường này đã đạt 4,5 tỉ đô la trong năm vừa qua, dự kiến sẽ tăng 14,6% trong năm nay.

Nhưng trong 9 tháng đầu năm vừa qua, Việt Nam chỉ xuất đồ gỗ sang Nga được 2,2 triệu đo la và nhập gỗ nguyên liệu hơn 700.000 đô la, còn hàng thủ công mỹ nghệ thì thấp hơn nhiều.

“Đây là một nghịch lý trong giao thương đồ gỗ giữa hai nước, ngược lại với mối quan hệ chính trị, hữu nghị rất tốt và đã có rất lâu”, ông Hạnh nói tại buổi giao thương. Ông còn cho biết Nga là quốc gia xuất khẩu gỗ nguyên liệu nhưng bán qua Việt Nam rất ít so với Trung Quốc.

Ông Plyshevskity Michail, Chủ tịch Hiệp hội gỗ thành phố Ekaterinburg đồng tình với ý kiến của ông Hạnh và cho rằng mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước là cơ hội tốt để giao thương đồ gỗ.

Với 1.4 triệu người, thành phố Ekaterinburg là trung tâm hành chính của vùng Ural,
cách thủ đô Moskva 1.800km
 
Chẳng hạn các doanh nghiệp Nga có thể bán gỗ nguyên liệu, máy móc chế biến gỗ còn doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu thành phẩm hoặc liên kết với doanh nghiệp Nga để xuất khẩu đồ gỗ bán thành phẩm vào thị trường này.

LIÊN DOANH LÀ GIẢI PHÁP

“Giá đồ gỗ tại Nga rất tốt so với các thị trường khác nhưng xuất khẩu qua nước này phải chịu thuế”, ông Hạnh nói. Gỗ bán thành phẩm vào Nga được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng trong khi gỗ thành phẩm phải chịu thuế nhập khẩu 1.300 euro/tấn và thêm 18% thuế giá trị gia tăng.

Ông Hạnh cho biết kiểu thu thuế của Nga là đồ gỗ chứa trong container vào cảng chạy qua bàn cân (giống như các trạm cân trên quốc lộ của Việt Nam) rồi tính khối lượng để tính thuế, nên đồ gỗ càng nặng, càng pha trộn thêm kim loại thì càng bị thuế cao.

Đoàn gồm 12 doanh nghiệp gỗ Nga sang Việt Nam lần này có đầy đủ thành phần có thể tạo nên sự hợp tác với doanh nghiệp gỗ Việt Nam. Đó là doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp chế biến gỗ, xuất khẩu gỗ nguyên liệu, cung cấp máy móc thiết bị chế biến gỗ, thậm chí có cả cán bộ nhà nước phụ trách tuyển dụng lao động nước ngoài với mục đích hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam mở nhà máy tại Nga để xuất khẩu bán thành phẩm và hoàn chỉnh tại đây.

Các doanh nghiệp Nga còn tính chuyện đưa lao động chế biến gỗ có tay nghề tại Việt Nam sang làm việc tại các doanh nghiệp gỗ nước này; bởi họ cho là lao động gỗ Việt Nam có tay nghề thành thạo, chịu khó, phù hợp với đồ gỗ cần tỉ mỉ của người công nhân. Ngoài buổi giao lưu nói trên còn có các chuyến đi tham quan nhà máy, văn phòng các công ty đồ gỗ của Việt Nam.

Theo gợi ý của ông Hạnh, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam có thể liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp Nga để đưa hàng bán thành phẩm vào và làm tăng giá trị tại Nga. Đây là xu hướng kinh doanh đồ gỗ tại thị trường Nga và đang được nước này khuyến khích.

Ông Mylnikov Anatoly, Tổng giám đốc Công ty Technique and Technology of Goods ở thành phố Ekaterinburg, chuyên chế biến đồ gỗ phục vụ trẻ em, nhà trẻ, trường học cho biết công ty của ông sẵn lòng hợp tác với các doanh nghiệp gỗ Việt Nam theo phương thức liên doanh, liên kết.

“Chúng tôi sẵn sàng tạo điều kiện mặt bằng và pháp lý cho doanh nghiệp gỗ Việt Nam sang Nga đầu tư liên doanh, liên kết để đưa gỗ bán thành phẩm vào và hoàn chỉnh trước khi tung vào thị trường Nga”, ông Anatoly nói. Trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu đồ gỗ thành phẩm thì công ty ông có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở văn phòng đại diện, xây dựng hệ thống phân phối hay tham gia triển lãm giới thiệu hàng hoá tại Nga.

Song hành với đưa đồ gỗ vào thị trường Nga, viên cán bộ nhà nước phụ trách tuyển dụng lao động nước ngoài của thành phố Ekaterinburg cùng đi trong đoàn còn cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam có thể liên doanh với doanh nghiệp Nga và đưa công nhân lành nghề của mình sang và có thể được ông hỗ trợ thư mời sang Nga, hỗ trợ xin thị thực, nhập cảnh và các thủ tục khác dành cho lao động nước ngoài tại Nga.
Ô. Nguyễn Văn Vinh - Tổng lãnh sự Việt Nam tại Tp.Ekaterinburg
bắt tay chào Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nga.

Hồi tháng 11, một đoàn doanh nghiệp gỗ khác của Việt Nam đã sang Ekaterinburg để tìm kiếm cơ hội hợp tác và theo lời người thông dịch viên của đoàn doanh nghiệp Nga thì tại Ekaterinburg đã có Tổng lãnh sự quán của Việt Nam, nên đây cũng là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp gỗ Việt Nam vào thị trường Nga bắt đầu từ thành phố này.


vietnam expo 2013, asia pacific aquaculture 2013, vietnam telecomp 2013, palme vietnam 2013, vietnam international shop franchise show 2013, vietwater 2013, nepcon vietnam 2013, metalex vietnam 2013, lighting world 2013, vietnamwood & furnitec 2013, ite 2013, ppp 2013, linkage metalworking 2013, window & doors vietnam 2013, glasstech vietnam 2013, secutech vietnam 2013, chinamac fair vietnam 2013, mta vietnam 2013, vietfish 2013, analytica 2013, food & hotel vietnam 2013, lifestyle 2013, hawa, hawacorp, gỗ liên minh, vifa 2013, vifafair 2013, vifa fair 2013, vifahome 2013, vifa home 2013, charles.hieu, charles.hiếu, trung tâm phân phối

RUỐC THỊ LÀ GÌ HẢ MẸ ?


(Xin được đăng lại bài của bác Hải.)

Ý tưởng làm ruốc thịt, được các bạn nữ Thành viên Chương trình Áo ấm biên cương (AABC) đưa ra và thực hiện ngay tức thì, khi mình cùng vài bạn đi khảo sát điểm Trường Háng Gàng (Pá Hu, Trạm Tấu, Yên Bái) và chứng kiến cảnh lũ trẻ con lít nhít Mầm non - Tiểu học của điểm Trường lưng chừng núi này, câm lặng - nhẫn nhục ăn trưa cơm không với muối trắng, thêm túi măng ớt của con Trưởng bản.

Hôm trước khi AABC mang đồ ấm, đồ no lên Pá Hu, số ruốc thịt được bạn Cẩm Hà chuyển từ Sài Gòn ra, cùng số của các chị em Thành viên mang đến, lên đến vài chục hộp, để gọn gàng cùng với cá cơm, nước mắm, dầu ăn, mì tôm, nồi niêu xoong chảo, rổ rá... chia ra từng điểm Trường, cho từng học sinh - giáo viên.

Vẫn biết thực tế bữa ăn của bọn trẻ thảm thương thế đấy, nhưng chỉ đến khi ngồi xe máy vượt núi, băng suối rồi lại đi bộ chồn chân, trèo lên tới điểm Trường, được chứng kiến bữa ăn của bọn trẻ, những Thành viên tham gia chuyến đi, mới thực sự... thẫn thờ vì không ngờ, bữa ăn của bọn trẻ, có khi chả bằng được cái thời "ăn lông ở lỗ", người tiền sử ngày xưa...

Điểm Trường Tà Tầu cheo leo, hết con đường mòn, đặt chân lên dãy bậc đá trơn nhẫy là khoảnh sân bé tý cỡ vài cái chiếu.

Hôm nay, biết có khách là tụi mình và lãnh đạo huyện, Phòng Giáo dục lên thăm, cô giáo bấm bụng mở túi, lấy mấy con cá khô và gói mì tôm trong suất ăn tuần của mình, kho mặn cá, chia đủ mỗi đứa 1 con cá cơm, bé bằng đầu đũa và nồi mì tôm lõng bõng toàn nước là nước, không 1 chút rau - hành - cà chua, làm thành canh cho bọn trẻ ăn trưa...

Không phải với món quen thuộc: Muối trắng, nên bữa trưa của bọn trẻ, hào hứng và nhanh gọn đến không ngờ.

Tay cầm thìa, tay giữ khư khư con cá khô kho mặn chắt, mấy miếng cơm mới cắn 1 tý cá, gượng nhẹ như thể cầm kim cương.

Vừa ăn cơm, mút cá vừa cắm mắt vào nồi nước mì tôm và lau nhau xin mấy vớt mì, muôi nước lờ nhờ màu vàng của gói gia vị thực phẩm trong gói mì, cũng mặn chát...

Đừng trách các thầy cô mà tội nghiệp: Họ cũng bỏ tiền túi ra, mua từ hạt muối cho trẻ đấy. Ngay gói mì tôm, cũng là đồ ăn của cô, mang từ thị trấn lên và họ đâu có thể tự mình nuôi trẻ, ngày này qua ngày khác, kìn kĩn bao nhiêu năm, trong khi họ cũng phải nuôi thân, nuôi ngay con đẻ của mình, đang lúc lắc sau lưng?..

Ở điểm Trường Pá Hu, ngược xa tít thăm thẳm núi cao, từ lưng chừng giữa bản Tà Tầu, phải đi bộ từ chỗ dừng xe máy vào gần km, bùn ngập đầy bàn chân mới đến chỗ lũ trẻ ăn ở cả ngày, trong căn nhà gỗ nằm giữa hõm núi.

Trời lạnh đến 8 độ C, cô giáo bảo: "Hôm nay thế là ấm quá rồi đấy!" và chỉ đống lửa trong lớp, ngoài sân , giải thích: "Từ hồi vào vụ rét, chúng nó chỉ chơi loanh quanh gần 2 đống lửa, lạnh quá chả chạy ra ngoài, nên cũng nhàn!".

Vào lớp học, đủ 57 đứa lít nhít Mầm non ngồi im phăng phắc, tay kẹp giữa chân, ngồi dày chi chít trên chiếc chiếu mỏng, trải trên nền đất. Đứa nào cũng "đồng phục" giống nhau: Chân đất, áo mỏng, đầu trần và mặt mũi nhem nhuốc.

Đến giờ ăn trưa, 57 đứa lít nhít vẫn ngồi im thin thít tại chỗ, chờ các cô lấy cặp lồng cơm mà chúng lũn cũn xách từ nhà đi từ sáng sớm, đọc tên ghi trên nắp.

Đến tên đứa nào, đứa ấy giơ tay, nhận lại cặp lồng và tự mở nắp, tự lấy thìa, ngồi trệu trạo, xúc ăn ngon lành.

Tò mò nhìn khắp lượt cặp lồng, lại thở hắt ra vì toàn... cơm không, ăn với tý bột canh các cô xúc ra từ trong lọ của chính các cô.

Trong 57 đứa, duy nhất 1 đứa có 1 mẩu đùi gà bé tí xíu, để cả cơm và miếng be bé đó trong túi ni lông đen xỉn; 3 đứa có mấy miếng măng luộc, để trên nắp; 3 đứa có cá khô ăn thêm và 2 đứa có mấy miếng thịt lợn, mỡ đóng đông trắng bệch. Cô giáo bảo: "Nhà mấy bạn này, hôm qua có đám hiếu!"...

Dĩ nhiên, cái sự rầu rĩ - trệu trạo của bọn trẻ biến mất ngay tức thì, khi những lọ ruốc thịt được chia đến từng bát và nước mắm Nha Trang được rót ra, thơm nức căn nhà lạnh.

Chúng nó nuốt nước bọt ừng ực, mắt sáng quắc và ăn thun thút, như chưa bao giờ được ăn. Khổ nỗi, ruốc thịt vụn tơi không cầm được như cá, nên đứa nào cũng để gọn vào góc bát, ăn hết cơm rồi mới cẩn thận nhút từng sợi, đưa vào miệng, như thể những sợi thịt mỏng mảnh, chậm tan biến...

Cơ khổ! 20 cân ruốc, mấy chục cân cá khô - nước mắm mà chia cho 5 điểm Trường, với gần 300 đứa học sinh bán trú - nội trú, hỏi được mấy bữa?. Có khi tụi mình đi khỏi rồi, tụi nhỏ lại trách móc: "Quen ăn với muối chả sao, tự dưng lại mang thịt cá đến, làm đầu lại nhớ, khó quên!"...

Dọc đường về, cô bé mới lần đầu tham gia chuyến đi, hỏi cô giáo đưa Đoàn lên điểm Trường: "Sao không nuôi lợn, nuôi gà cải thiện bữa ăn cho trẻ con?", khiến cô giáo nhìn chằm chằm như người hành tinh khác: "Đến gạo, ngô cho người ăn còn thiếu, nuôi được gì?" và thở dài: "Giá ở vùng này còn rừng, còn cây và còn chuột, như hôm rồi VTV phát sóng về học sinh Sơn La, bọn em cũng đỡ xót, vì ít nhất học sinh còn biết được mùi thịt động vật!"...

Mình chợt nhớ đến câu ca dao của các cụ ngày xưa: "Cơm ăn mỗi bữa một lưng. Uống nước cầm chừng để dạ thương em", liên tưởng: Đời nào, kiếp nào, ngày nào cũng 1 lưng cơm với nước suối và muối trắng, liệu có còn sức để mà sống, tồn tại không, nữa là thương với nhớ, anh với em?..


Tây Bắc đẹp xinh, bao năm qua vẫn lay lắt sống như thế, để mà nhớ mà thương, đầy trên đầu môi, lời hát, câu văn, người nhỉ?..

.....................................................................................................








Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

DOANH NGHIỆP GỖ MONG GIỮ VỮNG THỊ TRƯỜNG


Doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam kỳ vọng giữ được thị trường xuất khẩu chủ lực và mở rộng các thị trường tiềm năng trong bối cảnh chi phí đầu vàng tăng và thị trường khó khăn trong năm nay.

Tại buổi họp báo giới thiệu hội chợ quốc tế Vifa do Hội mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (Hawa) và công ty cổ phần Thủ công mỹ nghệ gỗ Liên Minh tổ chức, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và Mỹ nghệ TPHCM (Hawa) Nguyễn Chiến Thắng nhận định tình hình đơn hàng chưa phải là vấn đề lớn vì đa số doanh nghiệp lớn đều có đơn hàng đến quí 2.



Tuy nhiên, bài toán lớn nhất trong năm qua kết quả khảo sát doanh nghiệp của hội vừa thực hiện sẽ tiếp tục là bài toán chi phí. Đa số nguyên liệu sản xuất chính đều tăng khoảng 11%, chi phí sản xuất tăng 11%, chi phí tài chính như lãi vay ngân hàng tăng khoảng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá bán sản phẩm chỉ tăng từ 5-7%.

“Doanh nghiệp xác định cắt giảm chi phí và đưa thêm giá trị gia tăng vào sản phẩm qua khâu thiết kế, thay đổi mẫu mã, quảng bá tiếp thị là chiến lược chính trong năm nay để giữ được các thị trường chủ lực và mở rộng thêm các thị trường tiềm năng”, ông Thắng nói.


Nhận xét về tình hình các thị trường tiêu thụ chính, ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hawa cho biết kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường chủ yếu như Nhật trong nửa cuối năm 2011 tăng đến 27% do nước này cần tái thiết sau thiên tai và nhu cầu sẽ tiếp tục tăng trong năm 2012. Trong khi đó, thị trường điểm là Mỹ không tăng mạnh, trong khi đó thị trường EU giảm 12% và khó có triển vọng phục hồi như trong năm 2010 trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Hawa, các thị trường tiềm năng như trong đó có Trung Quốc, Nam Mỹ, Ấn Độ sẽ là đích nhắm của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam do có dân số lớn và nền kinh tế đang phát triển khá mạnh. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2011 đạt 3,9 tỉ đô la Mỹ, tăng 14,4% so với 2010 và đạt 98% kế hoạch năm. Kỳ vọng của ngành chế biến xuất khẩu gỗ năm 2012 là kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỉ đô la Mỹ với mức tăng không đáng kể so với kết quả của năm 2011.

Mặc dù vậy, hội chợ Vifa 2012 diễn ra trong bối cảnh thị trường quốc tế chưa mấy sáng sủa do nền kinh tế nhiều nước, đặc biệt là khối EU còn bị khủng hoảng nợ bủa vây và đồ gỗ không phải là mặt hàng thiết yếu. Do vậy kỳ vọng của Ban tổ chức, theo ông Hạnh, là số doanh nghiệp tham gia triển lãm và lượng khách tham quan không bị tụt giảm so với Vifa 2011.

“Khách tham quan quốc tế các năm trước phản ánh tuy về mặt chất lượng hội chợ không thua kém các hội chợ trong khu vực, tuy nhiên quy mô triển lãm thì quá nhỏ. Đó là lý do chúng tôi mở thêm khu triển lãm ngoài trời rộng 1.200 m2. Đồng thời, ban tổ chức cũng mở thêm Factory Visit Tour để đưa các khách mua hàng và nhà nhập khẩu đến tham quan nhà máy sản xuất và showroom của doanh nghiệp lớn ở Bình Dương, Đồng Nai, Long An”, ông Hạnh nói.

Hội chợ quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam lần thứ 5 – Vifa 2012 diễn ra từ ngày 11 đến 14-3 tại quận 7, quy tụ 125 doanh nghiệp với 600 gian hàng, tương đương năm ngoái. Trong đó mặt hàng chủ yếu là đồ gỗ (trên 63%). Hội chợ cũng nằm trong chuỗi các hội chợ đồ gỗ và trang trí nội thất Đông Nam Á (AFIC) diễn ra tại nhiều nước bao gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Myanmar.