Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

NGƯỜI TỐT, NGƯỜI XẤU


Tôi sinh ra trong một gia đình giàu có, từ hồi bạn bè tôi còn được ba mẹ chúng đèo trên những chiếc Honda, Dream hay Wave cũ thì tôi đã được ngồi chễm chệ trên chiếc Chevrolet Captiva. Lúc ấy tôi sung sướng, tự hào và cũng tự mặc định cái tư tưởng “Việc quái gì phải lo cho tương lai, vì cái tài sản kếch xù ấy sớm muộn gì chả là của mình”…Những đêm nhậu nhẹt, những lần đi bar vì chán cảnh đi về trong căn nhà lạnh lẽo ấy. Ở cái độ tuổi 16, 17 lúc đó tiếng nhạc xập xình, tiếng leng keng của những lần chạm chén, tiếng rồ ga trong đêm tối là thú vui của tôi. À thì ba mẹ tôi còn bận, bận trông nom cho cái cơ ngơi to bự ấy kia mà…Tôi bỏ ngoài tai tất cả những lời khuyên răn của ba mẹ, người thân tôi ghét khi bị nói con phải làm thế này, thế nọ.

Cho tới một lần từ trường trở về, quần áo xộc xệch, mặt mày thâm tím vì “trận chiến” hồi nãy với thằng cùng khối. Chưa kịp vào nhà thì một người đàn ông bước ra kéo tay tôi lên chiếc xe máy đời cũ của ông ấy. Chắc tại vì “mất sức” tôi không chống cự, không tỏ ra bực bội mà chỉ ngồi yên sau xe. Xe dừng lại trước 153 Xô Viết Nghệ Tĩnh (Bình Thạnh) đọc tấm biển “Trung tâm Bảo trợ Trẻ tàn tật mồ côi Thị Nghè” tôi mới tự nhủ: “Chậc ! Sao lão già này lại lôi mình tới đây nhỉ ? Rõ ràng mình còn đủ tay đủ chân, ba mẹ thì vẫn sống sờ sờ ra đấy mà !”

Chưa kịp nói gì đám con nít đứa sứt môi, hở miệng, đứa cụt tay, đứa chân đi khập khiễng, rồi có cả những đứa ngồi xe lăn vẫn cố dồn hết lực vào đôi tay để xe “lăn” tới không biết từ đâu chạy tới đã láo nháo “A ! Thấy Hiếu ! Thầy Hiếu tới kìa tụi bây ơi !”

Đứa cầm tay, đứa ôm chân, đứa léo nhéo câu gì trong cổ mấy câu như trách móc “Sao lâu nay thầy không tới?”. Tôi đứng như trời trồng, chôn chân tại chỗ vài giây thì có đứa tầm trạc tuổi em gái tôi ở nhà khẽ nhìn tôi mỉm cười rồi bảo:

- Anh qua đây chơi với tụi em !

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

LY CÀ PHÊ CHỨA CHẤT GÌ !?


Ly cà phê Sài Gòn chất chưa gì ? Cà phê, tất nhiên rồi ! Thế nhưng loại thức uống giao tiếp phổ biến này khó có thể trở thành “kinh điển” nếu thiếu đi những “phụ gia” hữu hình và vô hình của nó…
Hội chợ Đồ gỗ Việt Nam Vifahome Vifafair VifaExpo 2013
Ừ, người Sài Gòn vốn ưa di động, biển báo, nên hầu như không thích chuyện gì cũng đứng yên một chỗ. Món ăn, thức uống cũng theo đó mà thay đổi, biến tấu so với gốc gác, bản nguyên. Hay cũng ở đó, mà dở cũng ở đó.
Hội chợ Đồ gỗ Việt Nam Vifahome Vifafair VifaExpo 2013
Ai đời với những hạt cà phê thơm tho, ngọt đắng như thế, lại gia thêm hàng chục loại phụ gia, nào là hương liệu, bơ, thậm chí bắp rang, đậu nành rang… Có loại “phụ gia” có bắn đại bác tám đời cũng không thấy có họ hàng gì, như… nước mắm (loại bình dân), rượu tây (loại cao cấp, nghe đồn vậy…). Ấy vậy mà không ít dân ghiền cà phê lại cho rằng cà phê mà thiếu phụ gia lại không ngon. Đã có quán cà phê “mộc”, không hóa chất, xem ra cũng chưa thu hút khách mấy. Thôi thì tùy khẩu vị từng người, miễn đó là ly cà phê chứ không phải… đá chanh !
Hội chợ Đồ gỗ Việt Nam Vifahome Vifafair VifaExpo 2013 Hội chợ Đồ gỗ Việt Nam Vifahome Vifafair VifaExpo 2013
Nhưng đó chỉ là kể về thành phần hóa học “trần tục” của ly cà phê mà thôi. Bởi vì những người uống cà phê thì luôn bận phiêu diêu với những “hợp chất tinh thầ” của ly cà phê. Cà phê vẫn là cà phê mà cái “hợp chất tinh thần” thì rất khác nhau tùy theo ai uống, uống với ai, uống trong hoàn cảnh và tâm trạng nào. Cái “hợp chất tinh thần” nảy sinh khi cặp trai gái đưa nhau vào quán, mượn không gian và mùi cà phê, mượn tiếng nhạc ru hồn để mắt thêm sóng sánh, tình thêm nồng cùng những lời tâm tình thỏ thẻ… sẽ khác với cái “hợp chất tinh thần” có được khi nhóm bạn bè rủ nhau vào quán tán chuyện, có thể giỡn cợt, có thể nghiêm túc, và tình bạn cứ thế đậm đà thêm cùng những gịot cà phê từng giọt từng giọt rơi. Và cái khác “hợp chất tinh thần” có được khi những người bạn tâm giao cùng nhau nhâm nhi từng ngụm để thưởng thức cái hương vị ngọt đắng của cuộc đời, vừa hàn huyên tâm sự vừa suy ngẫm thế thái nhân tình… Nhưng dù là “hợp chất tinh thần” thì cũng luôn gắn chặt với màu, với hương, với vị của ly cà phê, dù có đi qua thời gian.

ĐÂU LÀ BẢN LĨNH ĐÀN ÔNG CHÚNG TA


Bản chữ: Nghĩa - Dũng Hiếu nghĩa nhân lưu tồn

Trai trẻ thì leo núi, chơi xe mô-tô, xăm mình, chơi thể thao mạo hiểm. Trai hòm hòm thì xe xịn, giày đẹp, điện thoại sang. Trai già già thì sự nghiệp ngon, tiền bạc rủng rỉnh, xài hàng hiệu. Đàn ông làm mọi điều có thể để trưng ra cho phụ nữ choáng ngợp và nhận định mình đúng là... đàn ông thứ thiệt. Có người thừa nhận đầu này, người thì giấu, người thì không nhận... nhưng tựu trung ai cũng giống ai cả.

Nhưng, có bao nhiêu người đàn ông như ta nhận ra ta cố công vậy, gồng mình cực khổ vậy, mà chỉ một phút hớ hênh nào đó, như khi lái xe trước ánh mắt của bạn gái, con gái yêu, vợ yêu, hình tượng bể vụn, bao nhiêu công sức đổ sông đổ biển.

Ví như khi đàn ông chở con ngồi trước, đi qua ngã tư, đèn xanh chưa bật, xe bốn bánh còn băng qua, đàn ông vẫn ngấp nghé vù qua. Xe khách lao tới phanh gấp nghe rùng mình. Đàn ông làm gì thế, với sự sống của con gái nhỏ của mình? Hay anh mải say với tốc độ, quên mất làm đàn ông cũng có lúc phải chậm rì, miễn đừng làm con gái của mình sợ?

Đàn ông nhậu say mèm, chở bạn gái về khuya, bạn gái cương quyết nói để em chở. Anh không chịu, anh là đàn ông, không ngồi sau váy phụ nữ. Xe xiêu vẹo trên đường, thỉnh thoảng vọt ga bất thần làm cô gái sợ hãi. Đàn ông kiểu gì thế này, với cô gái mình yêu đang sợ hãi sau lưng?

Đàn ông chở con đi bơi, thấy ngã tư trống trải, vù qua thẳng tưng. Đứa bé gái ngồi sau ôm bố ngơ ngác nhìn đường. Anh có nghĩ con đường vắng hôm nay chưa có một gã bố khác liều mình, thì anh có thể chở con đến hồ bơi. Một ngày nào đó, giữa ngã tư, ta có thêm những ông bố yêng hùng rồ ga lao thẳng vào nhau, anh sẽ làm gì với những đứa trẻ thơ ngây đang háo hức chờ đến hồ bơi?