Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ VIỆT NAM


BỨC TRANH TỔNG THỂ

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2103, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kể về quy mô phát triển, chất lượng sản phẩm và đặc biệt là giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tính đến hết năm 2013, với hơn 3.000 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong các lĩnh vực xuất khẩu đồ gỗ nội, ngoại thất và thủ công mỹ nghệ (TCMN) phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu, trong đó một số DN đã và đang phát triển theo hình thức các tập đoàn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng, nếu năm 2000 đạt 3.400.000.000 US$ thì đến năm 2013 đã lên đến gần 6.000.000.000 US$. Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam phục vụ cho hơn 120 thị trường quốc gia và vùng lãnh thổ; với các thị trường xuất khẩu chủ lực là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh Quốc, Úc... Bên cạnh sự tăng trưởng và thuận lợi trên, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đang gặp nhiều rất nhiều khó khăn và bộc lộ những yếu kém nhất định, đó là sự phát triển vượt bậc nhưng thiếu vững chắc.
Phân tích chuỗi Hội chợ Đồ gỗ Việt Nam: VifaExpo, VifaFair, VifaHome, LifeStyle, Vietbuild

Thật vậy, sự phát triển không bền vững của ngành có thể nhìn nhận qua việc thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, còn quá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập từ bên ngoài, tính cạnh tranh chưa cao, sự liên kết, hợp tác và phân công sản xuất chưa tốt thể hiện qua việc chưa có sự chuyên môn hóa theo cụm, chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường thế giới, thiếu vốn đầu tư cho phát triển và hiện đại hóa công nghệ, thiếu thông tin... đây chính là nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp trong ngành dễ bị thua thiệt khi xảy ra tranh chấp quốc tê, bị chèn ép trong khâu mua, bán. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO và chuẩn bị cho TTP, ngành chế biến gỗ Việt Nam đã bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế về mẫu mã, chất lượng, thương hiệu, pháp luật thương mại quốc tế, tiêu chuẩn, chứng chỉ quốc tế, thương mại điện tử, cạnh tranh khốc liệt (kể cả cạnh tranh không lành mạnh) trong nội bộ các DN trong nước, là nguyên nhân làm cho các DN Việt Nam chỉ chủ yếu gia công sản phẩm gỗ xuất khẩu, chứ chưa xuất khẩu được những sản phẩm mang thương hiệu của chính mình ra thị trường thế giới.
Phân tích chuỗi Hội chợ Đồ gỗ Việt Nam: VifaExpo, VifaFair, VifaHome, LifeStyle, Vietbuild

Khối DN FDI chiếm phần lớn năng lực sản xuất và lợi nhuận. 
Phân tích chuỗi Hội chợ Đồ gỗ Việt Nam: VifaExpo, VifaFair, VifaHome, LifeStyle, Vietbuild
Giữ 16% về lượng, đạt 2/3 kim ngạch xuất khẩu cả nước, khối DN vốn FDI đến từ Đài Loan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh… có năng lực quản lý, tài chính cao hơn hẳn khối DN trong nước, đồng thời có sẵn mạng lưới đối tác các hệ thống phân phối, siêu thị… ở các thị trường lớn, do đó tiết giảm chi phí, thời gian tìm hiểu khách hàng.
Phân tích chuỗi Hội chợ Đồ gỗ Việt Nam: VifaExpo, VifaFair, VifaHome, LifeStyle, Vietbuild

Năng lực khối DN trong nước yếu và thiếu
Phân tích chuỗi Hội chợ Đồ gỗ Việt Nam: VifaExpo, VifaFair, VifaHome, LifeStyle, Vietbuild
96% DN chế biến gỗ trong nước có quy mô nhỏ, ít vốn (93% dưới 29 tỷ đồng/DN), đầu tư chưa thỏa đáng, tỷ suất lợi nhuận trung bình không cao; chưa có chính sách marketing nhất quán về sản phẩm cũng như phân khúc thị trường; chiến lược vật liệu…
Phân tích chuỗi Hội chợ Đồ gỗ Việt Nam: VifaExpo, VifaFair, VifaHome, LifeStyle, Vietbuild
Lợi nhuận thấp do bị động ở nhiều khâu: phụ thuộc vào nước ngoài từ nguyên liệu, thiết kế cho đến phân phối tiêu thụ sản phẩm… trên 95% mặt hàng gỗ xuất khẩu phải sử dụng thương hiệu của các nhà phân phối. Trở thành nhà gia công, sản xuất theo đơn đặt hàng, chưa có độc đáo riêng biệt về thiết kế mẫu mã là đặc điểm chung.
Phân tích chuỗi Hội chợ Đồ gỗ Việt Nam: VifaExpo, VifaFair, VifaHome, LifeStyle, Vietbuild
Nguyên nhân trì trệ của khối DN trong nước
Phân tích chuỗi Hội chợ Đồ gỗ Việt Nam: VifaExpo, VifaFair, VifaHome, LifeStyle, Vietbuild
Thương hiệu đồ gỗ VN trên thế giới chưa được công nhận rõ ràng có thể hiểu được, vì hầu như không có hoặc rất ít các cuộc triển lãm quốc tế mang tầm quốc tế được tổ chức bởi các công ty VN và rất ít các công ty có hoạt động quảng bá ra khỏi lãnh thổ VN với thương hiệu riêng hoặc thương hiệu nhóm công ty.
Phân tích chiến lược kinh doanh Công ty Gỗ Trường Thành, giai đoạn 2014 - 2015
Thị trường Việt Nam vẫn thiếu chính sách để bảo hộ thương hiệu và nhãn hiệu, dẫn đến việc bảo hộ cho thiết kế đồ gỗ là bất khả thi.
Phân tích chiến lược kinh doanh Công ty Gỗ Trường Thành, giai đoạn 2014 - 2015
Thách thức & Giải pháp
Phân tích chiến lược kinh doanh Công ty Gỗ Trường Thành, giai đoạn 2014 - 2015
Muốn tạo chỗ đứng, các DN mới buộc phải tìm ra các thị trường ngách, đầu tư vào các thiết kế tốt và đưa các thiết kế đó ra thị trường với một chất lượng mà khó có thể sao chép được một cách chính xác. Quá trình này chỉ có thể được thực hiện bằng các nỗ lực cải tiến sản phẩm và một chính sách “không thỏa hiệp” về chất lượng.
Phân tích chiến lược kinh doanh Công ty Gỗ Trường Thành, giai đoạn 2014 - 2015

THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Phân tích chiến lược kinh doanh Công ty Gỗ Trường Thành, giai đoạn 2014 - 2015
Quy mô thị trường có doanh số hấp dẫn
Phân tích chiến lược kinh doanh Công ty Gỗ Trường Thành, giai đoạn 2014 - 2015
Với hơn 90 triệu dân, bình quân tiêu thụ đồ gỗ trong 4 năm gần nhất khoảng 1,98 tỷ US$, bình quân 21 US$/người/năm - là thị trường hấp dẫn.
Phân tích chiến lược kinh doanh Công ty Gỗ Trường Thành, giai đoạn 2014 - 2015
Đầu tư nghiên cứu, sản xuất cho thị trường VN theo chiều sâu, kích thích nhân tố mới, đứng vững trên 2 chân: khai thác tốt thị trường nội địa, căn cơ để làm cơ sở và bàn đạp cho xuất khẩu trong tư thế sẵn sàng hội nhập, sẵn sàng cạnh tranh là hướng đi đúng, an toàn nhất hiện nay.
Phân tích chiến lược kinh doanh Công ty Gỗ Trường Thành, giai đoạn 2014 - 2015
Kênh truyền thống lớn: vị trí bán hàng chủ lực
Phân tích năng lực chế biến đồ gỗ của Công ty Chấn Hưng (PRE) năm 2014 - 2015
Kênh bán hàng truyền thống dựa trên sự tiện lợi, tập trung trên những tuyến phố nội thất lâu năm như Đê La Thành, Thanh Xuân (Hà Nội), Núi Thành, Nguyễn Văn Ninh (Đà Nẵng), Ngô Gia Tự, Cộng Hòa (TP.HCM)… và hàng vạn cửa hàng trên khắp các trung tâm tỉnh, huyện của 64 tỉnh thành.
Phân tích năng lực chế biến đồ gỗ của Công ty Chấn Hưng (PRE) năm 2014 - 2015
Chiếm ưu thế về số lượng cửa hàng, luôn kéo chân người tiêu dùng bằng nhiều mẫu mã bắt mắt, giá cả bình dân, uy tín và sự mua sắm thuận tiện. Các sản phẩm nội thất cho thị trường nội địa được phát triển chủ yếu bằng kênh truyền thống này.
Phân tích năng lực chế biến đồ gỗ của Công ty Chấn Hưng (PRE) năm 2014 - 2015
Kênh bán hàng hiện đại: giữ phân khúc cao cấp
Phân tích năng lực chế biến đồ gỗ của Công ty Chấn Hưng (PRE) năm 2014 - 2015
Được phát triển mạnh từ cuối năm 2007, nhanh chóng lập vị thế với hàng loạt siêu thị nội thất, diện tích hàng ngàn mét vuông, sản phẩm nhập khẩu đa dạng, hình thức đẹp, nhã nhặn, sang trọng với đủ khung giá từ bình dân đến cao cấp; trưng bày những không gian “thật” cho khách hàng lựa chọn với nhiều phong cách khác nhau.
Phân tích năng lực chế biến đồ gỗ của Công ty Chấn Hưng (PRE) năm 2014 - 2015
Các thương hiệu như Nhà Xinh, Phố Xinh, Phố VIP, Chi Lai, SB Furniture, Index Living Mall, Asley Furniture, Kian, Klassy… thay nhau dẫn đầu kênh bán hàng này, biến nơi bán hàng thành triển lãm những cái đẹp, phô diễn sự tinh tế.
Phân tích năng lực chế biến đồ gỗ của Công ty Chấn Hưng (PRE) năm 2014 - 2015
DN xuất khẩu đồ gỗ quay đầu về thị trường nội địa
Thị trường nội địa đón nhận sự góp mặt trở lại của một số DN vừa sản xuất xuất khẩu, vừa tổ chức bán lẻ thông qua hệ thống đại lý và showroom của mình, chỉ phân phối hàng do DN sản xuất, như Viet May, Trường Thành, Savimex, Nguyễn Thanh… Tuy nhiên, sản phẩm kinh doanh chủ yếu lấy từ hàng xuất khẩu, ít thấy ý tưởng khai thác thị trường một cách bài bản, doanh số vẫn chưa đạt như kỳ vọng, mới giải quyết nhỏ giọt đầu ra.
Nút thắt của thị trường đồ gỗ nội địa
Ngoài việc thực sự tâm huyết khai thác tiềm năng thị trường và khả năng trường vốn thì việc xây dựng kênh phân phối bài bản là điều kiện đầu tiên. Tuy nhiên, thị trường nội địa không có hệ thống phân phối hoàn chỉnh, các doanh nghiệp sản xuất, cơ sở bán buôn và bán lẻ đều phải “tự sản, tự tiêu”.
Các nhà phân phối phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện như hệ thống kho vận, hậu cần đủ mạnh, có nguồn hàng phong phú và dồi dào cùng khả năng tồn kho tốt; hệ thống cửa hàng bán lẻ đông đảo, mạnh mẽ và phát triển rộng khắp; hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ kiểm soát tồn kho trực tuyến, thực hiện giao dịch, bán hàng trực tuyến và cung cấp tiện ích trực tuyến cho khách hàng.
Thị trường có sự phân hóa rõ rệt của hai phân khúc
Ở phân khúc trung bình và bình dân sự cạnh tranh ở mức độ thấp và chênh lệch khá cao khi các doanh nghiệp nước ngoài chi phải đối đầu với các doanh nghiệp mang quy mô gia đình, hoặc gia công đơn hàng theo yêu cầu của đối tác. Các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia… phải trực tiếp cạnh tranh với nhau nhưng họ thường chọn phương án hợp tác liên kết để thâm nhập thị trường Việt Nam sâu rộng hơn.
Ngược lại, đối với phân khúc cao cấp, là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp ngoại + nhà nhập khẩu và DN Việt tự sản xuất. Họ đều có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, nguồn lực mạnh và nhân công tay nghề. Tuy nhiên xét về năng lực thì DN Việt tỏ ra yếu kém trước những sự liên kết mạnh mẽ của các DN ngoại.


*** Các câu hỏi sâu hơn như:

1. CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÔNG TY CHẾ BIẾN GỖ MỚI THÀNH LẬP

2.CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI ĐỒ GỖ NỘI THẤT TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA.

3. DATABASE BUYER TÌM ĐỐI TÁC CUNG ỨNG HÀNG GỖ NỘI THẤT TẠI VIỆT NAM TRONG 3 NĂM VỪA QUA.


Mình sẽ giải đáp trong thư riêng nhé !



DANH SÁCH CÔNG TY CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ VIỆT NAM
Stt
Công ty
Địa chỉ liên lạc
1
TNHH SX TM A-Q
Lô A9 KCN Trà Đa, Pleiku, Gia Lai
2
XNK & XD Á Châu
135 Pasteur, P.6, Q.3, HCM
3
CP XD Kiến trúc AA
15 Nguyễn Duy Hiệu, P.Thảo Điền, Q.2, HCM
4
TNHH An Hưng Phát
37 Tỉnh lộ 8, X.Bình Mỹ, H.Củ Chi, HCM
5
TNHH Anh Khoa
Ấp Bình Đường 3, X.An Bình, H.Dĩ An, BD
6
TNHH XNK Ánh Việt
199 Tây Sơn, TP.Quy Nhơn, BĐ
7
TNHH Anpha
Ấp Ông Đôn, X.Tân Hiệp, H.Tân Uyên, BD
8
TNHH TM An Cường
702/1K Sư Vạn Hạnh, P.12, Q.10, HCM
9
TNHH SX DV TM Âu Việt
D11/309 Trịnh Quang Nghị, X.Phong Phú, H.BC, HCM
10
TNHH Bảo Hưng
KP Khánh Long, TT.Tân Phước Khánh, H.Tân Uyên, BD
11
TNHH TM DV Bảo Luân
Khu 6, TT.Phú Bài, H.Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
12
TNHH B.A
97 Xuân Thủy, P.Thảo Điền, Q.2, HCM
13
CP NT TK Bình Minh
3/129 ấp Nhị Tân, P.Tân Thới Nhì, H.Hóc Môn, HCM
14
TNHH SX&TM Bình Phú
Ấp Bình Phú, X.Bình Chuẩn, H.Thuận An, BD
15
CP XNK TH Bình Phước
Hùng Vương, P.Tân Bình, TX.Đồng Xoài, BP
16
TNHH SP Gỗ Bùi Văn Ngọ
743 Hậu Giang, P.11. Q.6, HCM
17
CP Cẩm Hà
448 Hùng Vương, P.Thanh Hà, TP.Hội An, Quảng Nam
18
TNHH SX TM DV Cảnh Dương
Nguyễn Đức Thuận, P.Hiệp Thành, Q.Thủ Đức, HCM
19
TNHH Casarredo Manufacturing
32 đại lộ Tự Do, KCN VN Singapore, H.Thuận An, BD
20
TNHH Chánh Đại
393 QL 22B, X.Long Thành Trung, H.Hòa Thành, TN
21
TNHH TM Chi Lai
53 Phạm Ngọc Thạch, P.6, Q.3, HCM
22
TNHH Dafi Tropicdane Furniture
X.Tân Vĩnh Hiệp, H.Tân Uyên, BD
23
TNHH Danh Mộc
412/3 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh, HCM
24
TNHH Dewbery Viet Nam
KCN Mỹ Phước 1, đường D9, H.Bến Cát, BD
25
TNHH Dũng Khanh
Cụm CN Thạch Phú, X.Thiện Tân, H.Vĩnh Cửu, ĐN
26
CP Gỗ Đại Phúc
Cụm CN Cát Nhơn, H.Phù Cát, BĐ
27
CP CN Gỗ Đại Thành
90 Tây Sơn, TP.Quy Nhơn, BĐ
28
TNHH Đăng Long
Lô F6, Cụm CN CBG Tân Hòa, TP.Biên Hòa, ĐN
29
LD Đồ gỗ Quốc tế  (IFC)
18 Song Hành, KCN Tân Tạo, Q.Bình Tân, HCM
30
TNHH Đồ gỗ Ông Tỷ
9D3, KP1, P.Thạnh Xuân, Q.12, HCM
31
TNHH MTV CBG Đông Hòa
9/7A Lý Thường Kiệt, P.Dĩ An, TX.Dĩ An, BD
32
CP Chế biến HXK Đồng Nai
Đường số 2, KCN Biên Hòa 1, TP.Biên Hòa, ĐN
33
TNHH Đức Lợi 2
KP Bình Phước B, P.Bình Chuẩn, TX.Thuận An, BD
34
CP CBG Đức Thành
21/6D Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, HCM
35
TNHH Fwood
Đường số 1, Cụm CN Lợi Bình Nhơn, TP.Tân An, LA
36
TNHH GFS Việt Nam
Ấp Bình Phước B, X.Bình Chuẩn, H.Thuận An, BD
37
TNHH Hiệp Long
98A/2, KP 1B, đường An Phú 14, H.Thuận An, BD
38
TNHH Hố Nai
KP8, P.Long Bình, TP.Biên Hòa, ĐN
39
TNHH CBG Hòa Nguyên
Tòa nhà Đăng Minh, L11-L12, KDC Miếu Nổi, Q.BT
40
TNHH Hoàng Nguyên
471 Quang Trung, P.Tân Tiến, TP.Buôn Mê Thuột, ĐL
41
TNHH Mộc Lâm
DT747B, KP Phước Thái, TT.Thái Hòa, H.Tân Uyên, BD
42
TNHH SX TM XNK Hưng Khang
Tổ 8, TL 785, ấp Tân Hòa, X.Tân Bình, Tây Ninh
43
CPCB Lâm sản Hương Giang TTH
Khu 7, TT.Phú Bài, H.Hương Thủy, Huế
44
TNHH Khải Nguyên
249/83 Đông Chiêu, P.Tân Đông Hiệp, TX.Dĩ An, BD
45
TNHH SX VT TMDV Khải Vy
4 Đào Trí, Q.Phú Nhuận, HCM
46
TNHH Khang Thịnh
738 Trần Hưng Đạo, TP.Quy Nhơn, BĐ
47
TNHH Khiết Nguyên
Ấp Tân Bình, X.Tân Hiệp, H.Tân Uyên, BD
48
TNHH SX TM Kim Cương
Ấp 2, X.Tân Thạnh Tây, H.Củ Chi, HCM
49
TNHH Kim Đô
Lô 2/5, KCN Phan Thiết, Bình Thuận
50
CP Kim Tín MDF
Đường Tôn Đức Thắng, KP.Tân An, H.Tân Phú, BP


(Bài viết thể hiện ý kiến cá nhân của Charles.Hieu)

12 nhận xét:

  1. Cảm ơn những thông tin tổng thể về thị trường gỗ mà bạn cung cấp. Bài viết rất hữu ích.
    ……………………….
    Quốc Duy
    Bán máy bào gỗ đã qua sử dụng tốt nhất tại TPHCM

    Trả lờiXóa
  2. Độc giả nào quan tâm đến ngành gỗ thị vào đây tham khảo nè. Bài viết hay và rất có giá trị

    Trả lờiXóa
  3. Không hổ danh Giám đốc Dự án của HawaCorp. Chúc Anh luôn thành công !

    Trả lờiXóa
  4. Rất hay... nhưng phần chuyên đề sao không public luôn Anh Hiếu ?!

    Trả lờiXóa
  5. Một bài phân tích ngành hay...

    Trả lờiXóa
  6. Ơ hơ... public phần chuyên đề thì khó à nha. Đó là phần riêng để sư huynh phát triển con đường kinh doanh chứ, bác Dân.

    Trả lờiXóa
  7. Đủ lực xây dựng hệ thống phân phối trên 43 tỉnh thành với hơn 3.000 cửa hàng và 700 đại lý thuộc 20 nhà phân phối thì đã quá đủ để sư huynh đầu quân về bất kỳ doanh nghiệp FDI nào. Ai biểu sư huynh cứ mãi chọn doanh nghiệp nội địa để lao tâm khổ tứ làm gì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gian nan thử sức anh hào mà em !

      Xóa
    2. 1.000 like cho câu trả lời tuyệt cú mèo của Sư huynh !!!

      Xóa
  8. Em vừa chuyển bản nghiên cứu thị trường chuỗi cung ứng năm 2014 và quý I/2015 Việt Nam của HSBC qua email cho Anh.

    Chúc Anh thành công !!!

    Trả lờiXóa
  9. Chào anh, em là sinh viên năm cuối trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, hiện tại đang làm đề tài Marketing cho sản phẩm gỗ, anh có thể gửi những thông tin bên dưới qua mail em được không ạ :) Mail của em là: Canhcancu@gmail.com

    Trả lờiXóa