Hỏi
vậy cũng không thừa. Bời việc xuất bản sách ào ạt như hiện nay, có khi lại là một
sự tố cáo, lăng nhục xã hội (theo cách nói
của George Eliot, nguyên văn: “Sự sản xuất dư thừa các tác phẩm văn
chương là một sự lăng nhục xã hội”) khi mà sách học thuật, kích hoạt khả năng
trí thức nơi người đọc chỉ chiếm một phần rất nhỏ, phát hành rất yếu so với các
loại sách nghệ thuật làm giàu, nghệ thuật sống, truyện ngôn tình… dễ tiêu hóa
và đem lại sự khuây khỏa.
Trả
lời câu hỏi ấy e rằng khó, là một nan đề, đủ sức gây lúng túng cho cả những ai
dành sự mơ tưởng trên mức bình thường cho sách vở. Trong vô vàn câu trả lời
theo kiểu “thú đau thương”: đọc để mà biết. Biết để làm gì ? Biết để mà khổ ?
Nghe
ra có vẻ nghịch lý. Nhưng rõ ràng, cái chưa biết, phần chưa bị nếm của quả táo
thôi thúc người ta tìm kiếm, tự đày ải trong cuộc phiêu lưu khám phá đầy khổ nhọc.
Nhưng để làm gì? Một hôm, những cái chưa biết đó dần dần được sở đắc, trở thành
thứ nhận thức sáng tỏ soi rọi một thực tế: trước mắt chúng ta, bên ngoài trang
sách lại là thế giới đời sống ngập tràn những điều phi lý, tráo trở, trắng trợn
thách thức cái biết, trêu ngươi đôi với sự suy tư, phỉ báng những giá trị tinh
thần tốt đẹp mà sách vở mách bảo.
Hơn
ai hết, kẻ lấy sách vở tri thức làm niềm vui hứng tâm sẽ nhận thức rõ nhất nỗi
khổ ải và sự bất lực trước thực tế, sự vô dụng, thậm chí là sự dằn vặt của cái
biết. Cái biết không thống nhất với cái nói, cái viết, cái làm. Suy nghĩ, nhận
thức chối từ sự trung thực trong diễn ngôn và hành động. Mọi nỗ lực của sự biết
dồn cả cho những kỹ xảo làm sao để lách, tự kiểm soát, khéo léo tránh cái nhìn
trực diện vào hiện thực bạc màu.
Biết
mà không làm được gì ngoài việc lanh lõi hơn để được sống sót, lướt qua thực tế
đầy bất trắc. Cái biết đó trở nên vô dụng vì nó không gắn với sự truy cầu, truy
vấn thường trực. Kẻ biết trở nên lúng túng, ù lỳ hoặc viển vông trước thực tại.
Hỏi
vậy là có vẻ bi quan. Sự thật là tôi vẫn nghe thấy trong những buổi hội thảo giới
thiệu sách, kinh nghiệm đọc sách, những trí thức cộng đồng thường chia sẻ đại
ý, cuốn sách A, B, C đã đột ngột thay đổi đời tôi; hay đã giúp tôi thay đổi quyết
định và đi đến thành công… Những bài học trực quan sinh động đó được người đọc tán
thưởng, đem lại những tràng pháo tay và những cảm hứng lan tràn. Còn những ai
chưa trải nghiệm được sự thay đồi thần tốc, cuộc đời họ chưa bị sách bẻ ngoặc
180 độ thì sẽ phải tự trấn an, rằng, mình chưa có duyên tìm được cuốn sách cần
thiết đúng vào các điểm rơi nhẹ dạ chơi vơi cần định hướng nào đó của cuộc sống.
Trong
thực tế, tôi lại không đánh giá cao lắm những cuốn sách có tác dụng như thuốc
tăng lực đó. Mà dẫu có thực, thì chẳng lẽ có những kẻ bỏ cả cuộc đời mình để
cho những cuốn sách bẻ cong, xoắn vặn, uốn nắn biến dạng liên tục ? Quá nhiều
loại “bước ngoặt” dễ dãi được tạo ra bởi những cuốn sách, dẫu là sách nghệ thuật
sống hay dạy nấu ăn đi nữa thì chắc chắn không phải là điều hay.
Ý
nghĩa tối hậu có lẽ nằm ở chỗ đọc sách phải luôn luôn được tiến hành với sự khảo
nghiệm qua lại với thực tế, sự đọc cần được tiến hành trong tương quan với quá
trình “đọc đời sống”. Như vậy thì đọc sách, rồi, phê phán sách bằng con mắt thực
tế, hay đọc thực tế bằng con mắt của kẻ có tri thức, trong bối cảnh mà giữa thực
tế đời sống và sách vở là một khoảng chênh, bấp bênh khôn tả, thì hoạt động phê
phán sẽ diễn ra trong thách thức. Nó khiến người ta ít nhiều hoang mang và bất
tín vào bản thân. Sẽ dẫn dắt đến hoặc là giữ một khoảng lùi, thụ động hơn trước
thực tế đầy bất mãn, hoặc ngược lại, dễ dàng chấp nhận những thứ tri thức nhất
thời xài ngay vào thực tế để đổi đời, làm giàu (kiểu sách nghệ thuật sống, các
bước để làm giàu, làm sao để chinh phục trái tim người yêu hay bí quyết trên
giường…), không phải bận tâm phiền não nhiều đến việc suy tư về cuộc tồn tại.
Đáng
lo là thái độ phải đạo, tinh thần nệ thực như thế có lẽ đang rất phổ biến trong
đời sống tinh thần của người đọc sách hôm nay.
3. Đọc sách, thì được cái gì?
Cuối cùng, câu hỏi là một truy vấn báo trước những thách đố của việc đọc. Đó là khi cái biết và việc làm theo mách bảo của cái biết, cái nghĩ và việc nói điều trung thực với cái nghĩ khiến người ta khó tương thích với hiện thực sống.
3. Đọc sách, thì được cái gì?
Cuối cùng, câu hỏi là một truy vấn báo trước những thách đố của việc đọc. Đó là khi cái biết và việc làm theo mách bảo của cái biết, cái nghĩ và việc nói điều trung thực với cái nghĩ khiến người ta khó tương thích với hiện thực sống.
Thế nhưng đâu đó, việc đọc vẫn cứ diễn ra âm thầm...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét