Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

NHẬT BẢN CẢM NHẬN

Được tham gia đoàn doanh nhân đi xúc tiến thương mại tại Nhật do Công ty Người Ái Quốc tài trợ, tôi có dịp đến Nhật Bản đầu tháng 2/2013. Chuyến đi đã để lại trong tôi những cảm nhận khó phai, và cả những suy nghĩ không dễ bỏ qua…

Dấu ấn Nhật Bản


Đến thăm nhà máy Toyota, chúng tôi được yêu cầu gửi lại tất cả máy quay phim, chụp hình và điện thoại. Có nghĩa là chúng tôi chỉ được nhìn, được nghe và cảm nhận thôi. Sau khi thưởng thức mấy màn biểu diễn ấn tượng của những robot, chúng tôi được hướng dẫn tỉ mỉ nội quy vào nơi sản xuất. Công đoạn robot hàn xe hơi thật ấn tượng: mấy chục robot đứng hai bên dây chuyền, làm việc như người, lửa hàn bắn tung toé như pháo hoa; xong một chiếc xe từng robot thu mình lại, chờ dây chuyền đưa chiếc tiếp theo đến.

Ở công đoạn lắp ráp thủ công, mỗi người một không gian khoảng năm mét vuông, thực hiện công việc của mình trong khi dây chuyền chuyển động liên tục cùng các xe chở linh kiện tự động. Chưa bao giờ tôi cảm nhận về 5S, Kaizen và sản xuất tinh gọn rõ ràng như ở đây. Máy làm như người và người làm như máy. Rời khỏi nhà máy, chúng tôi nhìn nhau, khó nói thành lời những điều cảm nhận, chỉ biết thừa nhận đây là một quy trình sản xuất cực kỳ khoa học, nhưng lại hiển hiện thật đơn giản, sự đơn giản đến chuẩn mực. Tôi nhớ đến câu: “Chân lý thường đơn giản”. Phải chăng người Nhật là Toyota và Toyota chính là người Nhật ?!

Tiêu chí kinh doanh: Làm chủ và tự làm


Chúng tôi đến thăm nhà máy sản xuất nhà ở kiểu Nhật. Đó là những ngôi nhà có khung bằng kim loại; tường là loại vật liệu pha trộn, nhẹ như nhựa, cứng như bê tông, đốt không cháy, đập không vỡ, đẹp như đá thiên nhiên. Ngôi nhà sau khi hoàn chỉnh có thể cách âm, cách nhiệt, đủ tiện nghi và có khả năng chống lại động đất. Khi nói chuyện về giá cả ngôi nhà, ban giám đốc hỏi chúng tôi liệu có bán ở Việt Nam được không, họ đang tìm thị trường mới.


Đúng nhu cầu mở rộng nguồn hàng phân phối cho hệ thống, thấy giá cả cũng vừa phải, nên tôi đề nghị họ kết hợp mở nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Không trả lời ngay, họ hẹn sẽ sang Việt Nam “xem xét”, bởi theo họ, “Các doanh nhân Việt Nam muốn làm, nhưng sau khi hợp tác lại giao cho người quản lý thực hiện. Mà những người quản lý thì không có được tâm huyết như những ông chủ”. Doanh nghiệp Nhật muốn chủ doanh nghiệp nhỏ trực tiếp làm quản lý khi hợp tác với họ. Thêm một lần nữa bổ sung kiến thức làm việc với người Nhật với tôi.

Văn hoá: Sự trầm lắng và sang trọng


Êm đềm và nhẹ nhàng là đặc điểm dễ nhận thấy trong mọi hoạt động của xã hội Nhật. Nhà cửa, xe cộ, thời trang… nghiêng nhiều về màu xám hoặc tông màu gần như thế. Cả không gian và con người đều toát lên một vẻ trầm lắng sang trọng. Người Nhật ở mọi nơi - trên đường phố, trong siêu thị, ở nhà hàng, quán ăn… - đều nói năng nhẹ nhàng, âm lượng vừa phải, đều đều. Họ luôn sẵn sàng nhường bước, và thường chỉ liếc mắt lặng lẽ nhìn khi gặp những âm thanh, cử chỉ bất thường. Chị chủ nhà hàng Sea tâm sự: “Tôi rất ấn tượng việc họ thật sự tỏ ra chăm chú lắng nghe và luôn sẵn sàng chiều theo ý người khác. Cách hàng xử của họ làm ta liên tưởng tới những từ như nhường nhịn, tận tụy, tôn trọng và cả phục tùng nữa”.


Hôm chia tay, ông Otani, người hướng dẫn chúng tôi suốt cuộc hành trình, sau khi đã  nhiệt tình chăm sóc từ việc đi lại, ăn ở, tham quan, vui chơi…, còn trao cho mỗi người trong đoàn một món quà kỷ niệm, và theo chân đến tận khi chúng tôi bước lên máy bay về Việt Nam. Một sự chu đáo đến tận cùng !


Tạm biệt Nhật Bản, chúng tôi cùng chung một ý nghĩ: Có rất nhiều điều để lưu tâm. Ba em du học sinh Nhật ngữ Đông Du tại Nhật thay nhau phiên dịch cho đoàn suốt chuyến đi. Những câu chuyện lý thú mà các em kể làm phong phú cho cảm nhận của chúng tôi về đất nước có nền kinh tế mạnh thứ ba thế giới. Điều đó đã để lại tình cảm đẹp trong lòng chúng tôi về một tương lai cho chính các em.
hawa, hội mỹ nghệ & chế biến gỗ TP.HCM, hawacorp, vifafair 2013, hội chợ đồ gỗ quốc tế, vifahome 2013, hội chợ đồ gỗ nội địa, handicraft and wood industry association of HCMC, trung tâm phân phối đồ gỗ, người ái quốc, thị trường đồ gỗ nội địa, vifa fair 2013, vifa home 2013, giáo án điện tử, đồ dùng dạy học, giáo án mẫu, hoàng hạc lâu, đoàn thị điểm, thần đồng lê quý đôn, nhà thơ nguyễn khuyến

1 nhận xét:

  1. Là đất nước đẹp và vội vã nhất mình từng biết tới. Tất cả khách hàng ở nhà mình, là người Nhật đều để lại cho mình ấn tượng tốt. Hay nhất là vấn đề về các nghề làm thủ công nữa : làm bánh, thêu tranh, trồng cây....
    Tags:tim phong cho thue

    Trả lờiXóa