Thợ đá Ngũ Hành Sơn |
Những tác phẩm điêu
khắc bằng đá ra đi từ một làng nghề nhỏ bé dưới chân ngọn Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng)
nay đã đến khắp các nước Châu Âu, Châu Á. Dùng từ họ “cõng” bởi hành trình xuất
khẩu đá mỹ nghệ của làng Quán Khái - Ngũ Hành Sơn đã trải qua biết bao nhiêu
cay đắng, vất vả mới thành một thương hiệu lớn.
Đất, đá, gỗ vốn là những
vật vô tri. Nhưng những pho tượng đá, những bức tranh gốm, những cột - kèo -
mái của ngôi nhà gỗ của người Việt. Lại làm người thưởng lãm hay sở hữu không
thể dửng dưng. Bởi chúng biết “nói”! Tác giả của những “vật vô tri biết nói” ấy
là những người thợ - nghệ sĩ mang trong mình một tâm hồn Việt “đậm đặc” - yêu
quê hương, quý tình người, trân trọng truyền thống, tôn kính tổ tiên, bảo vệ và
lưu truyền tinh hoa văn hóa dân tộc. Thế nên, điều mà người ta “nghe” được khi
thưởng thức các tác phẩm của họ chính là những tinh hoa của nền văn hóa Việt
Nam - là Hồn Việt.
Nếu đến làng vào những
ngày đưa hàng xuống tàu thủy để xuất đi, sẽ phải khâm phục quy mô làm ăn của thợ
làng, khi thấy hàng chục container cùng đi một lúc. Những tác phẩm mỹ nghệ nặng
hàng chục tấn hay chỉ bé bằng một ngón tay đều là sản phẩm của những người sống
cha truyền con nối với đam mê thổi hồn vào những tảng đá vô tri.
Khởi đầu chỉ là những
chiếc vòng, chiếc nhẫn, rồi làm tượng tôn giáo, nay sản phẩm làng đá vô cùng phong
phú. Điều kỳ diệu là sống bên chân ngọn núi, nơi khởi thủy cho những sản phẩm
điêu khắc mỹ nghệ cách đây vài trăm năm, nay những người con của làng nghề đã
thành những nghệ sĩ thực thụ. Có thể chính lịch sử văn hóa và phong cảnh hữu
tình của mảnh đất này đã hun đúc tài hoa cho người dân nơi đây.
Mỗi người mỗi cá tính
sáng tạo. Lão nghệ nhân lớn tuổi nhất làng, ông Nguyễn Sang là người trung
thành với chất liệu đá sa thạch gợi nhớ nền điêu khắc tuyệt vời của người
Chămpa. Quỹ Phát triển Văn hóa quốc tế Thụy Điển đã đánh giá cao nghệ nhân giữ
chất liệu truyền thống này, và đầu tư để ông tiếp tục sáng lập một nhà trưng
bày sản phẩm đá sa thạch trong khu vực làng nghề.
Nghệ nhân Nguyễn Minh
tạo tác các tượng Phật khổng lồ cho những ngôi chùa Ấn Độ, Thái Lan, Nga, Mỹ. Một
lớp các nghệ nhân trẻ giỏi kinh doanh gầy dựng tại làng một trung tâm sản xuất
và show-room sản phẩm hoành tráng không thua kém những trung tâm đồ mỹ nghệ phục
vụ du lịch ở Thái Lan.
Mỗi năm, một xưởng đá
mỹ nghệ ở làng Non Nước có thể đạt doanh số vài ba chục tỷ đồng. Làng nghề đậm
chất Việt này đang đứng trước tương lai có thể được công nhận di sản văn hóa quốc
gia. Đà Nẵng đang xây dựng để biến làng nghề thành công viên văn hóa bao gồm
làng nghề, bảo tàng, xưởng mỹ nghệ, các khu thương mại và ngôi làng cổ.
vifa, vifafair, vifahome, hawa, hawacorp, gỗ liên minh, go lien minh, tac tuong, tạc tượng, hồn đá, tượng đá, ngũ hành sơn, việt nam, đá trang trí, tranh đá, tạp chí, người cao tuổi, hạnh phúc, nghệ nhân, phân phối, hội chợ, điêu khắc, dieu khac, vifa, vifafair, vifahome, hawa, hawacorp, gỗ liên minh, go lien minh, tac tuong, tạc tượng, hồn đá, tượng đá, ngũ hành sơn, việt nam, đá trang trí, tranh đá, tạp chí, người cao tuổi, hạnh phúc, nghệ nhân, phân phối, hội chợ, điêu khắc, dieu khac, hoa đá, hoa da, đá mỹ nghệ, my nghe, cao nguyen xanh, tam hon cao thuong, marketing, digital marketing
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét