Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

ĐẠO LUẬT LACEY


Luật Lacey do thượng nghị sĩ bang Iowa, John F.Lacey đệ trình và sau đó được Tổng thống Hoa Kỳ McKinley ký ban hành thành luật vào năm 1900.

Luật Lacey đã được bổ sung vào các năm 1969, 1981, 1989 và gần đây nhất là vào năm 2008.

Đạo luật Lacey nguyên thủy được xây dựng nhằm bảo vệ đời sống động vật hoang dã như các loài chim và thú quý hiếm. Cho đến tháng 5 năm 2008, luật đã được bổ sung và mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật đối với thực vật và sản phẩm từ thực vật.

Những hành vi được xem là vi phạm trong đạo luật Lacey


1. Buôn bán, sở hữu, vận chuyển, nhập khẩu thực vật hoặc sản phẩm từ thực vật - bao gồm cả gỗ và sản phẩm từ gỗ bất hợp pháp xuất xứ từ nước ngoài vào Hoa Kỳ.

2. Giả mạo chứng từ và giấy tờ khai báo xuất xứ gốc và tên các loại gỗ nằm trong danh sách bảo vệ của đạo luật Lacey.

3. Nhập khẩu thực vật hoặc các sản phẩm từ thực vật mà không có tờ khai nhập khẩu.


Đối tượng đạo luật Lacey hướng đến

Đạo luật Lacey áp dụng cho tất cả các nhà nhập khẩu sản phẩm được làm từ loại thực vật có tên trong danh sách bảo vệ bao gồm gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Theo đó, nhà nhập khẩu là người chịu trách nhiệm cơ bản. Nếu doanh nghiệp mua hàng và nhà nhập khẩu là hai đơn vị khác nhau thì doanh nghiệp mua hàng không chịu trách nhiệm đối với luật này.


Các trường hợp miễn trừ kê khai

- Các nhà nhập khẩu không cần khai báo nguyên liệu đóng gói và các sản phẩm hỗ trợ được chế biến từ gỗ như bìa các-tông, cẩm nang hướng dẫn, nhãn hiệu, mẫu màu… trừ khi nguyên liệu đóng gói và sản phẩm hỗ trợ là hàng hóa nhập khẩu chính.

- Các loại cây trồng thông thường hoặc cây ăn trái thông thường.

- Các loại cây dùng để trồng trọt.


Những thông tin cần khai báo

Luật Lacey yêu cầu các nhà nhập khẩu cung cấp hồ sơ khai báo thông tin cơ bản kèm theo từng chuyến hàng vận chuyển gỗ hoặc sản phẩm từ gỗ. Mục đích của việc khai báo này nhằm tăng tính minh bạch về gỗ và loài cây thương mại để Chính phủ Hoa Kỳ có thể thực thi luật được tốt hơn. Nội dung khai báo bao gồm:

1. Tên khoa học của loại gỗ cấu thành trong sản phẩm.

2. Giá trị của lô hàng nhập.

3. Số lượng gỗ.

4. Tên quốc gia nơi gỗ được khai thác.

Nếu không nắm chính xác tên loại gỗ có trong sản phẩm, nhà nhập khẩu phải cung cấp tên từng loại gỗ có thể đã được dùng để tạo nên sản phẩm đó.

Nếu sản phẩm làm tù gỗ đã được vận chuyển qua nhiều quốc gia và nhà nhập khẩu không nắm chính xác tên quốc gia nơi gỗ được khai thác thì nhà nhập khẩu phải liệt kê danh sách các quốc gia mà sản phẩm này đã đi qua.

Đau đầu thêm 1 loại phí trên sản phẩm gỗ mà nhà sản xuất phải cõng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét