Con đường đời thênh thang cha mẹ tạo ra cho con mình |
Phát triển nghề
nghiệp là một cuộc hành trình lâu dài với nhiều điều xảy ra không mong đợi xảy
ra cho mỗi người. Cách phản ứng tích cực của cha mẹ đối với con trước những điều
tốt đẹp, mong đợi và cả những điều rủi ro sẽ là nguồn động lực hỗ trợ con tạo
ra những điều may mắn, những bất ngờ tốt đẹp cho cuộc hành trình này. Tuy không
phải là người đóng vai trò quyết định nghề nghiệp cho con nhưng với vai trò là
người đồng hành, là Huấn luyện viên cha mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng giúp
các em có những hiểu biết về bản thân, về thế giới nghề nghiệp xung quanh để lựa
chọn nghề nghiệp phù hợp.
Là những người
làm cha làm mẹ, bạn đã bao giờ tự hỏi mình sẽ làm gì để hỗ trợ cho con cái trong
việc tìm hiểu sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của con để từ
đó tạo cơ sở vững chắc trong việc chọn nghề, trở thành người thành đạt, có nhiều
đóng góp cho gia đình và xã hội? Trên thực tế, có rất nhiều bậc phụ huynh không
khỏi băn khoăn, bối rối khi con cái đến độ tuổi chọn nghề. Họ lo lắng và không
ngừng tự hỏi “Ngành nào dễ xin việc?”, “Nghề nào dễ kiếm tiền?”, “Nên hay không
nên cho con đi theo nghề truyền thống của gia đình?” … và đa số phụ huynh đều
luôn tự hỏi “Làm cách nào để con vào được đại học?”nhưng lại hiếm khi họ chú trọng
tới một yếu tố quyết định tới sự thành công của các em sau này, đó chính là bản
thân các em. Còn các em học sinh thì sao? Nếu không có sự hướng dẫn, hỗ trợ từ
phía gia đình và nhà trường ắt hẳn nhiều em cũng sẽ rất mơ hồ trong việc xác định
một nghề nghiệp phù hợp với bản thân các em.
Chính vì hiểu được
thực tế đó, với phương châm “Đồng hành
cùng con trong hướng nghiệp” và là một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận, Quỹ Định Hướng được khởi tạo nhằm mục
đích làm cầu nối giữa phụ huynh - học sinh - nhà trường để giúp các em học sinh
xác định sở thích nghề nghiệp, khả năng, cá tính của chính mình cũng như có đầy
đủ thông tin để định hướng rõ nét về ngành học, mục tiêu định hướng nghề nghiệp
trong tương lai. Chỉ với 10 ngàn đồng
và một ngày đồng hành cùng con tới
các trường Đại học, cha hoặc mẹ có thể trực tiếp được nghe các giáo viên hướng
nghiệp, chuyên viên tâm lý tư vấn cách hỗ trợ con trong việc xây dựng kế hoạch
nghề nghiệp tương lai. Đồng thời, thông qua đó các em cũng có thêm cơ hội để tới
trải nghiệm môi trường học tập và các hoạt động thực tế tại các trường Đại học như một
sinh viên thực thụ mà không phải là những “bài” hướng nghiệp mang tính chất lý
thuyết và hình thức như những buổi hướng nghiệp vẫn diễn ra hà rầm tại nhiều
trường cấp 2, cấp 3 hiện nay.
___Charles.Hieu___
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét